Nhạc sĩ Vinh Sử sinh năm 1944, họ tên đầy đủ là Bùi Vinh Sử. Cha mẹ ông từ Hà Tây đi làm phu đồn điền cao su cho Pháp, bị lưu lạc vào miền Đông Nam Bộ vào thập niên 1940 thế kỉ XX. Sau đó, ông bỏ nghề chuyển vào Sài Gòn sinh sống bằng nghề làm lò bún tại một xóm lao động nghèo tại quận 4 của Sài Gòn. Mãi tới năm 10 tuổi ông mới đi học lớp năm ( là lớp 1 hiện nay), ông là người may mắn nhất trong 4 anh em được cắp sách đến trường.
Âm nhạc dường như đã có sẵn trong máu của ông từ khi sinh ra, vừa học nhạc, ông vừa mua sách hướng dẫn sáng tác để hỗ trợ ông sáng tác. Nhạc sĩ Vinh Sử đã sử dụng khá nhiều bút danh để sáng tác nhạc như Bồng Nga Nữ, Chế Huyền Trân, Cô Phượng, Diễm Nhi, Đức Vượng, Hàn Ni,… Các sáng tác của ông được hầu hết giới bình dân đón nhận vì nó rất gần gũi với cuộc sống của họ, nội dung thường viết về những thân phận kém may mắn hay về những mối tình trắc trở không môn đăng hộ đối, giữa một chàng trai nghèo và một cô gái giàu sang hay ngược lại. Cũng chính vì nhìn thấy được hình ảnh của chính bản thân mình trong bài hát nên đấy chính là lí do khiến công chúng rất thích nhạc của nhạc sĩ Vinh Sử. Họ cảm thấy được cảm thông, động viên khi nghe nhạc của ông. Và trong tất cả các tác phẩm nói về tình yêu của ông chỉ có những nhung nhớ, đau thương, ly biệt, yêu và không được yêu…Chính vì vậy ông được mệnh danh là “vui nhạc sến”. Ông cũng nổi tiếng khá sớm và đã có những thời kì rực rỡ, từng làm “vua một đêm” tại các nhà hàng sang trọng nổi tiếng của Sài Gòn, chi phí mỗi đêm là cả chục lượng vàng, số tiền mà không phải ai cũng có thể dễ dàng kiếm được.
Ca khúc “Hai bàn tay trắng” của nhạc sĩ Vinh Sử cũng là một trong số những ca khúc để lại cho công chúng những ấn tượng sâu sắc nhất, những trải lòng cảm xúc nhất. Đôi tình nhân vì không môn đăng hộ đối đã phải chia tay một cách lạnh lùng, không một lời ly biệt, cũng chẳng muốn giải thích. Khiến cho người ở lại luôn cảm thấy day dứt tâm can, nhớ nhung người ra đi chẳng thèm ngoảnh lại chào nhau. Một câu chuyện khá là giống nhau của những đôi nam nữ yêu nhau nhưng chẳng thể ở bên nhau trọn đời.
“…Hai bàn tay trắng, nghèo xơ xác nghèo
Nên em ra đi, không nói một điều
Ngày mai em vui duyên thắm, người ta mua em nhung gấm
Anh không ngờ, em bạc như vôi…”
Bởi vì anh với hai bàn tay trắng, nghèo xác xơ nên em ra đi, không nói với anh một lời. Em tìm về với cuộc sống lụa là, nhung gấm. Tình ta có là gì em hỡi, anh không thể ngờ trái tim em bạc như vôi.
“…Hai bàn tay trắng, thì lưu luyến gì
Em vui đi em, với cảnh huy hoàng
Mặc ai bao đêm mưa gió, dầm mưa đi trong nhung nhớ
Để em vui người mới sang giàu…”
Hai bàn tay trắng, có gì để lưu luyến, có gì để nhớ mong. Rằng em hãy cứ sống vui với cuộc sống vinh hoa, lụa là. Hãy mặc kệ anh bao đêm mưa gió, dầm mưa sống trong nhung nhớ. Để em vui bên người mới giàu sang. Mặc dù anh buông xuôi tất cả để cho em thoải mái bên người mới nhưng thật lòng tâm can anh như xé tan từng mãnh, vụn vỡ sâu thẳm bên trong nào có ai thấu hiểu lòng anh.
“…Chẳng dấu diếm, thân anh vốn nghèo
Hai bàn tay gầy chai khô, đâu có gì để em mơ
Chẳng xứng đáng, ai kia vấp ngã
Em quen lụa là xa hoa, hay em thuộc về người ta…”
Anh cũng chẳng dấu diếm, thân anh vốn nghèo khó, hai bàn tay gầy guộc, chai sạn đâu có gì để em mơ. Không xứng đáng với em, không thể cho em một cuộc sống giàu sang đúng nghĩa. Em quen lụa là xa hoa hay em sinh ra đã thuộc về người ta.
“…Hai bàn tay trắng, nào mơ ước nhiều
Em nay cao sang, lắm kẻ nuông chiều
Còn như anh luôn tay trắng, mà em không quen cay đắng
Đường em đi, nào trách em gì…”
Giờ đây trong anh chỉ còn lại hai bàn tay trắng, nào anh dám mơ ước nhiều, anh cũng không thể trèo cảm khi em là cô gái lắm kẻ nuông chiều, em cao sang, quyền quý. Còn anh thì không có gì trong tay, làm sao có thể ở bên chăm sóc cho em, em thì không quen đắng cay, và thế là đường em đi, anh nào oán trách. Bởi anh hiểu được tương lai em quan trọng hơn rất nhiều. Mà anh lại chẳng thể cho em được một cuộc sống vinh hoa.
Ca khúc “Bàn tay trắng” của nhạc sĩ Vinh Sử đã thể hiện được thành công, chân thật và cảm xúc khi kể về câu chuyện không thể cùng nhau suốt kiếp của đôi nam nữ. Vì vinh hóa, phú quý mà một người lặng lẽ rời đi, còn người ở lại sống trong khổ đau, nhung nhớ. Làm sao có thể oán trách được kẻ bội bạc, khi bản thân chẳng thể làm gì khác. Cảm giác bất lực lại khiến họ càng day dứt hơn trong cuộc tình bạc bẽo này.
Hai bàn tay trắng, nghèo xơ xác nghèo
Nên em ra đi, không nói một điều
Ngày mai em vui duyên thắm, người ta mua em nhung gấm
Anh không ngờ, em bạc như vôi
Hai bàn tay trắng, thì lưu luyến gì
Em vui đi em, với cảnh huy hoàng
Mặc ai bao đêm mưa gió, dầm mưa đi trong nhung nhớ
Để em vui người mới sang giàu
Chẳng dấu diếm, thân anh vốn nghèo
Hai bàn tay gầy chai khô, đâu có gì để em mơ
Chẳng xứng đáng, ai kia vấp ngã
Em quen lụa là xa hoa, hay em thuộc về người ta
Hai bàn tay trắng, nào mơ ước nhiều
Em nay cao sang, lắm kẻ nuông chiều
Còn như anh luôn tay trắng, mà em không quen cay đắng
Đường em đi, nào trách em gì