“Chế độ Diệm không Diệm” – Lời chỉ trích về chính quyền Đệ nhị Cộng hòa

Đăng ngày 21/07/2024

Là một chính khách người Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5/4/1923, mất ngày 29/9/2001. Ông con trai út trong một gia đình có người con tại xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận nên lúc nhỏ ông được gọi là “cậu Tám”. Sau khi học xong lớp đệ tứ, ông nhập học vào trường Công giáo Pellerin của người Pháp tại kinh thành Huế dù từ nhỏ đến lớn ông không theo đạo. Sau này, ông rời Huế vào Sài Gòn vào năm 1939 và tiếp tục học tại Trường trung học Lê Bá Cang rồi đến năm 1942, ông tốt nghiệp bằng tú tài bán phần. Sau này khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Đông Dương cũng bị ảnh hưởng. Lúc đó ông đã trở về quê làm nông cùng với gia đình của mình

Ông từng giữ chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Để lên được cương vị cao quý ấy, ông đã cố gắng rất nhiều, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Đầu tiên phải kể đến là vào năm 1945 khi chiến tranh thế giới kết thúc. Ông đã gia nhập vào lực lượng Việt Minh của Hồ Chí Minh. Sau đó, ông trở thành huyện đội trưởng nhờ vào khả năng quản lý của mình. Khoảng gần 1 năm sau, ông đào ngũ vào Nam khi Pháp đã quay trở lại Đông Dương vì ông cho rằng Việt Minh là Cộng sản, họ bắn người dân, lật đổ các ủy ban xã,… (theo bài phỏng vấn với tạp chí Time sau này). Nhờ sự giúp đỡ của người anh cả, Nguyễn Văn Thiệu vào học tại Sài Gòn và tốt nghiệp sĩ quan.

Sau này, ông rời ngành hàng hải và ghi danh vào khóa sĩ quan võ bị đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam và tốt nghiệp cấp bậc Thiếu úy vào năm 1949. Sau khi ra trường, ông phục vụ trong đơn vị Bộ binh của Quân đội Quốc gia nằm trong liên hiệp Pháp. Nhờ vào sự cố gắng, ông đã nhận được sự tín nhiệm và trong năm đó, ông được cử sang Pháp để theo học tại Trường Bộ binh Coëtquidan thuộc Trường Võ bị Liên quân Saint-Cyr.

Chế độ Ngô Đình Diệm từ góc nhìn của một trí thức miền Nam - Phật Giáo Việt Nam - THƯ VIỆN HOA SEN

Năm 1951, ông được thăng cấp Trung úy. Tháng 7 năm 1951, ông được điều về trường Võ bị Đà Lạt là trung đội trưởng. Năm 1952, ông được thăng làm đại úy và chỉ huy mặt trận Hưng Yên. Tháng 1 năm 1954, ông được thăng cấp thiếu tá, chỉ huy Liên đoàn bộ binh số 11 và được lệnh dẫn quân đánh trận ở vùng quê của mình. Quân Việt Minh rút về căn nhà cũ của ông vì cho rằng ông sẽ không phá hủy căn nhà ấy. Thế nhưng Nguyễn Văn Thiệu đã cho nổ mình tại căn nhà mình từng lớn lên. Sau đó, ông làm trưởng phòng 4 Đệ nhị khu Trung Việt. Tiếp đó ông trở thành tham mưu trưởng Đệ nhị Quân khu.

Năm 1955, ông được thăng cấp làm trung tá và trở thành chỉ huy trưởng của trường Võ bị Đà Lạt. Đến năm 1957, ông bàn giao chức vụ lại cho Hồ Văn Tố và đi du học khóa chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ. Năm 1958, ông được tiếp nhận lại chỉ huy trưởng của trường Võ bị Đà Lạt. Tiếp tục đến năm 1959, ông bàn giao lại chức vụ cho thiếu tướng Lê Văn Kim để đi học khóa Tình báo tác chiến tại Nhật Bản. Sau khi trở về ông nhận chức Tham mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10 năm 1959, ông được thăng chức lên làm đại tá và đi du học lớp Phòng không tại Hoa Kỳ.

Tháng 11 năm 1960, Nguyễn Văn Thiệu đã cử binh lính của Sư đoàn 7 Bộ Binh từ Biên Hòa đến giải vây cho tổng thống Ngô Đình Diệm và đã thắng lợi, bảo vệ được tổng thống Ngô Đình Diệm. Năm 1961, Nguyễn Văn Thiệu được bổ nhiệm làm tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh. Cuối năm 1962, ông bàn giao lại Sư đoàn 1 lại cho Đại tá Đỗ Cao Trí để trở thành tư lệnh Sư đoàn 5.

Tham gia vào cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm

Tháng 11 năm 1963, ông tham gia vào công cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm với tư cách là Tư lệnh Sư đoàn 5. Trải qua những giây phút đấu súng quyết liệt giữa hai bên, đánh rồi nghỉ, nghỉ rồi đánh, cuối cùng Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu phải giơ tay đầu hàng. Sau đó, 2 anh em bị áp giải về Bộ Tổng tham mưu và bị sát hại trên đường. Mãi sau này khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống, tướng Dương Văn Minh đã nói rằng Nguyễn Văn Thiệu là người gây nên cái chết của Ngô Đình Diệm khi ông chỉ để một số sĩ quan áp giải 2 anh em nhà họ Ngô. Tuy nhiên, ông Thiệu đã phản bác lại điều đó và cho rằng ông Minh mới thực sự là người phải chịu trách nhiệm

Chế độ độc tài “gia đình trị” Ngô Đình Diệm và cuộc chinh biến năm 1963 (Bài 4)

Sau khi cuộc đảo chính kết thúc, chính quyền còn phải trải qua nhiều thay đổi cho đến năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu đã tranh cử chức Tổng thống và chiến thắng, chính thức trở thành tổng thống đầu tiên của Đệ nhị Cộng hòa. Tuy nhiên, mặc dù đã trở thành Tổng thống nhưng chức quyền của ông vẫn bị lung lay bởi đối thủ của ông là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ – người luôn nhận được sự ủng hộ từ phía quân đội. Trước sự lo lắng quyền lực bị phá bỏ, ông đã tranh giành sự ủng hộ của người Mỹ. Đồng thời ông cũng phế bỏ những người thân cận với Nguyễn Cao Kỳ, dần dà Nguyễn Cao Kỳ cũng bị cô lập. Nhiều người cho rằng ông Thiệu đã trở nên độc tài, ngoài ra còn chỉ trích chính quyền Đệ nhị Cộng hòa là “chế độ Diệm không Diệm”.

Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử thêm một lần nữa và ông Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ra tranh cử chức Tổng thống. Để có thể dễ dàng chiến thắng trong cuộc tranh cử lần này, ông đã giới hạn số lượng người ứng cử. Đối thủ nặng ký nhất của ông được kể đến là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ và tướng Dương Văn Minh. Tuy nhiên, phía sau cuộc bầu cử, ông Thiệu đã làm đủ mọi cách khiến cho số lượng bị giảm sút, chỉ còn lại mình ông. Cuối cùng, ông Thiệu tái nhậm chức Tổng thống với 94% số phiếu bầu.

Tổng thống Hoa Kỳ Nixon chào Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu.