“Về dưới mái nhà” – Nỗi lòng người tha phương và tình yêu bên bếp lửa hồng

Đăng ngày 21/07/2024

Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu sinh năm 1933 mất năm 1992, ông từng theo học nhạc với giáo sư – tiến sĩ Tạ Phước nên đã tập tành sáng tác từ rất sớm. Mồ côi cha, nhà nghèo, cả nhà nhạc sĩ phải dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo. Ông rất thương mẹ và các em, ông phải đi dạy đàn để nuôi gia đình mình hằng ngày. Chính nhờ tình cảm dành cho gia đình, Ông và nhạc sĩ Xuân Tiên đã cùng nhau sáng tác ra bài hát

Bài hát “VỀ DƯỚI MÁI NHÀ” lấy khung cảnh ngày tết của nhân dân Việt Nam làm đề tài chủ đạo, sử dụng những ca từ gần gũi làm người nghe cảm thấy thêm chạnh lòng nhớ gia đình trong dịp tết:Về Dưới Mái Nhà - Lê Như | Tuyệt Phẩm Trữ Tình Còn Mãi Với Thời Gian

“Người ơi mau về đây, về bên bếp hồng tay cầm tay

Cười lên chan chứa tươi làn môi, nhớ phút vui đêm này

Về đây cho lòng say, tìm nhau mấy mùa hoa còn tươi

Tìm khi nắng len hay chiều rơi, ta nhắn nhau về đây

………….

Nào ai xa ngàn nơi,

Kìa bên mái nhà đang chờ ai

Kìa bao bếp hồng đang còn tươi

thương nhớ lên đầy vơi…”

Tết, là một từ mà khi nhắc đến đều khiến mọi người háo hức, nhớ lại những điều vui vẻ và phấn đầu nhiều hơn trong cuộc sống. Đối với những người xa gia đình, tết lại là động lực hằng ngày, là điểm kết cho một năm vất vả trước lo toan công việc để có thể tề tựu bên gia đình và người thân. Bài hát “VỀ DƯỚI MÁI NHÀ” của nhạc sĩ Y Vân có nhịp điệu vui vẻ, tích cực, yêu đời, phù hợp với không khí ngày tết nơi mà mọi người đoàn viên họp mặt kể cho nhau nghe những thăng trầm trong một năm vừa qua.Về Dưới Mái Nhà - Lê Minh Trung MV HD

“Nhà ai trong chiều nay, nửa đêm đốt hồng vai kề vai” là hình ảnh nấu bánh chưng ngày tết đùa vui kể chuyện trong khoảnh khắc giao thừa. Trong khoảng thời gian từ chiều ngày này đến sáng hôm sau, từ ngày cuối năm đến ngày đầu năm mới. Chúng ta hát hò, vui đùa không biết mệt mỏi, có lẽ những mệt mỏi đó không thể bằng một năm lao động cực khổ, có lẽ những mệt mỏi mà chúng ta tạo ra chính là năng lượng mà ta tích trữ cho một năm bộn bề phía trước.

Câu hát “nên nhớ đi tìm nhau” để cho chúng ta một cảm giác thật ấm lòng, nốt trầm của câu hát, tình cảm mà mọi người dành cho nhau. Tết là của mọi người, mọi nhà không ai bị bỏ lại tạo nên một mùa xuân ấm áp của quê hương. Mọi người nhắc nhau đã gần tết rồi, hỏi nhau rằng tết nay có về quê không? Họ làm vậy vì họ thương yêu nhau, có chung hoàn cảnh, hiểu được nỗi lòng nhau, họ tìm nhau để tạo dựng và để chia sẻ không khí một cái tết của dân tộc.

Hình ảnh bếp hồng được nhạc sĩ Y Vân sử dụng rất nhiều lần, có lẽ đó không còn là căn bếp đơn sơ. Nó đại diện cho quê hương, cội nguồn của mỗi người là nơi mà ta thương nhớ là hình ảnh mà ta suy nghĩ khi nhắc đến quê hương. “Bếp hồng tươi” ở đây thể hiện cảm xúc của ngọn lửa, từ “tươi” thể sự vui vẻ phấn khích của ngọn lửa. Nó phấn khích vì đã có thể nhìn thấy những người thân lâu ngày không gặp, nghe họ kể chuyện về cuộc sống mỗi người, và mừng vui hơn khi có thể sưởi ấm cho tất cả những đứa con của quê hương. “Biết bao cho vừa tình thương của bếp hồng soi” câu hát dường như mang ẩn ý nói rằng tình yêu thương của quê hương gia đình “bếp hồng” là rất lớn, luôn luôn muốn soi đường dẫn lối cho những người con xa quê hương để có thể cùng nhau xum họp vui vẻ mỗi năm.“…..

Nào ai xa ngàn vơi

Kìa bao mái nhà đang chờ ai

Kìa bao bếp hồng đang còn tươi

Thương nhớ lên đầy vơi”

Đây là câu hát mà Y vân muốn dành cho những người chưa kịp về quê, còn xa quê, những người đang lo toan, bận rộn, xoay xở cuộc sống mưu sinh. Hãy nhớ rằng người thân vẫn mong chờ chúng ta đoàn tụ, “bếp hồng” vẫn luôn thương nhớ chờ tin ta từng ngày.

“Về dưới mái nhà”, một bài hát nói về tình cảm đối với quê hương, gia đình, người thân của Y Vân. Hình ảnh trở đi trở lại trong ca từ là “bếp hồng”, một hình ảnh gợi bao sự ấm áp, sum vầy dưới mái ấm gia đình! Dù ai đi xa, dù bên những bếp ga, bếp lửa hiện đại lại không khắc khoải, nhớ nhung bếp hồng năm nào. Bếp lửa, nơi mọi người quây quần bên những món ăn đạm bạc, nơi tuổi thơ của ai đó thật vui vầy, hồn nhiên, hình ảnh lo lắng, những toan tính đời thường vội gác qua…

Bài hát “VỀ DƯỚI MÁI NHÀ” là một bài hát thân thuộc trong ngày tết của đất nước ta, giai điệu sôi động ấm cúng mang cảm giác sum vầy, làm ai ai cũng phải lắc lư theo từng giai điệu bài hát. Là một người không hiểu quá nhiều về âm nhạc, chúng ta cũng có thể cảm nhận được một giai điệu giục giã, có cái gì đó như đang thôi thúc bước chân của kẻ tha phương trở về với mái ấm gia đình.

Trích lời bài hát:

Người ơi, mau về đây, về bên bếp hồng tay cầm tay
Cười lên chan chứa tươi làn môi, nhớ phút vui đêm nay
Về đây cho lòng say, tìm nhau mấy mùa hoa còn tươi,
Tìm khi nắng lên hay chiều rơi, ta nhắn nhau về đây.

Nhà ai trong chiều nay, nửa đêm đốt hồng vai kề vai
Và nghe câu hát yêu đời ai, hát mãi sao không nguôi
Vì thương yêu đời nhau,
Vì thương những chiều mưa về đâu,
Vì thương những người không tình yêu,
Nên nhớ đi tìm nhau.

ĐK:
Ơi, bếp hồng sưởi ấm bếp hồng tươi,
tiếng ca xa vời, hát mừng mừng lửa hồng tươi
Ơi, nỗi lòng chan chứa,
Hỡi người ơi biết sao cho vừa tình thương của bếp hồng soi.

Chiều nay mưa còn rơi, chiều nay bếp hồng đang còn say
Chiều nay vui sống trong tình yêu, nhớ phút vui không nguôi

(2) Nào ai xa ngàn nơi,
kìa bao mái nhà đang chờ ai
Kìa bao bếp hồng đang còn tươi,
thương nhớ lên đầy vơi…