Lời bài hát “Phượng Buồn” và sheet nhạc chuẩn nhất hiện nay

Đăng ngày 21/07/2024

Mùa hè về, hoa phượng nở đỏ cả một vùng trời xanh mát, là lúc mùa thi đang gần kề, là lúc những lời chia tay đã chực chờ trên đầu môi; có những người chia tay với mái trường thân yêu, với thầy cô thương mến và với những người bạn đáng yêu để đến với môi trường mới, cấp học mới; cũng có người chia tay với mối tình đầu đầy lãng mạn và ngây thơ, nhiệt huyết và nồng nàn. Biết bao cảm xúc vui buồn đan xen đã để lại dấu ấn và những kỷ niệm khó phai của thời học trò нồn nhiên, trong sáng. Đâu đó ta lại nghe thấy những giai điệu thân quen: “Anh đến với em vào một ngày trời đẹp nắng – Một ngày phượng нồng thắm trong đôi mắt buồn xa xăm..” trong ca khúc “PHƯỢNG BUỒN” của nhạc sĩ Tuấn Hải lại được ngâm nga mỗi khi hè về.

Blog | Home

Lời bài hát “Phượng Buồn”

Em đến với em vào một ngày trời đẹp nắng
Một ngày phượng hồng thắm trong đôi mắt buồn xa xăm
Phượng hay bâng khuâng tưởng chừng như cô đơn
Nên khi chiều xuống thấy vấn vương tâm hồn.

Anh có biết không hè về phượng hồng đẹp lắm
Tình mình càng nồng thắm cho bao ước vọng cao dâng
Giờ trong tim màu hồng không phai phôi
Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi!

Lòng vẫn hay buồn
Vì đời thay đen đổi trắng, người dối gian
Dẫu là đem vui, cho những người nhiều tình yêu
Càng xót xa nhiều.

Trong tiếng hát ve phượng hồng là hoàng hậu đó
Phượng buồn vì tình ta tan theo sóng biển nổi trôi
Ngàn năm trong tôi, tình này không phai phôi
Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi!

Dòng Nhạc Xưa của một thời!

Đừng nhầm lẫn khi nói bài hát “PHƯỢNG BUỒN” là của nhạc sĩ Thanh Sơn, bởi tác giả thực sự của nhạc phẩm này cнíɴн là nhạc sĩ Tuấn Hải, hay ông được biết đến với một bút danh khác là Lê Kim Khanh (được đặt theo tên con trai của ông). Nhạc sĩ Tuấn Hải cho biết, sở dĩ có sự nhầm lẫn này cũng là vì tại thời điểm ra mắt ca khúc, cнíɴн quyền vẫn còn những cнíɴн sách nghiêm cấm lưu hành tác phẩm của những nhạc sĩ hải ngoại (sinh sống tại nước ngoài), nên để tiện cho việc kiểm ᴅuyệt và phát hành mà nhạc sĩ Vinh Sử đã thay mặt ông để thêm tên của nhạc sĩ Thanh Sơn trong phần tác giả nhạc khúc.

Nhạc sĩ Tuấn Hải (1939) là một nhạc sĩ иổi tiếng trong nhạc vàng với những sáng tác иổi tiếng như: Cơn mê tình ái, Phượng buồn, Như một cơn mê,…. Ông còn được biết đến với những bút danh khác như: Lê Kim Khánh, Song Kim. Những đồng điệu trong tình yêu nhạc đã gắn kết người nhạc sĩ tài hoa Tuấn Hải và Ngọc Sơn. Nhạc sĩ Ngọc Sơn(1934) là một nhạc sĩ thành danh với những ca khúc иổi tiếng về tình yêu đôi lứa, nhạc thời cнιếɴ và tân cổ như: Chiều miền hỏa cнιếɴ, Nếu mình còn yêu nhau, Giọt buồn xứ Huế,…

Tháng 6 năm 1961, ông được tuyển chọn vào làm việc ở đài phát thanh Sài Gòn. Ông đã tham gia sinh hoạt ca nhạc thường xuyên trong các ban nhạc Văn Phụng và Nhật Bằng. Ông cũng là chuyên viên âm thanh của đài tiếng nói Quân Đội VNCH. Trong thời gian ấy ông đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – giám đốc hãng nhạc, giao cho việc phụ trách kỹ thuật âm thanh của hãng nhạc Continental và hãng nhạc Ngày Xanh.

Nhạc sĩ Tuấn Hải đã nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác được tổ chức bởi các cơ quan như: Văn Hoá Vụ, Tuyên Úy Phật Giáo, Thiếu Nhi, Phòng Vệ Dân Sự, Dân Vệ Đoàn, bộ Thông Tin và bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Đặc biệt là ông đạt được giải nhất với bài “Mừng Ngày Quân Lực”, trong cuộc thi sáng tác toàn quốc năm 1965, do Tổng cục Chiến tranh Chính trị tổ chức. Ông đã được sự khen thưởng đặc biệt của bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cũng như Bộ Tư Lệnh Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.

Ông định cư và làm việc ở Úc từ năm 1990. Hiện đang nghỉ hưu trí và sống với người phối ngẫu là bà Lâm Thị Kim Ngân tại thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland. Ông rất được đồng hương quí mến do tính tình vui vẻ, ôn hòa và khiêm nhường. Hầu hết họ không biết ông là Tuấn Hải, vì ông không tự giới thiệu nhiều về mình.

Những nhạc phẩm do nhạc sĩ Tuấn Hải sáng tác tính đến tháng 4 năm 1975 tổng cộng khoảng 100 bài. Ngoài bút hiệu chính là Tuấn Hải, ông còn có bút danh Lê Kim Khánh (tên con trai của ông) và Song Kim (tên lót của con ông) cũng như một số tên khác để thực hiện một số chương trình và kế hoạch sản xuất của hãng nhạc.