Nhạc sĩ Phạm Duy (1921- 2013) là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Không đơn thuần là viết nhạc, các sáng tác của Phạm Duy mang một màu sắc riêng biệt và “đậm chất Phạm Duy”. Vào những năm 1947 – 1948, khi đất nước còn chiến chinh, Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc mang âm hưởng dân ca, mà theo ông: “Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sĩ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị… Tôi phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt Nam nữa”. Từ đó cho ra đời thể loại mà ông gọi là “Dân ca mới”,: Nhớ người thương binh (1947), Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều… Hay những bài nhạc hùng, nhạc vui, thường mang tính chất lạc quan: Gánh lúa, Đường ra biên ải…
Ra đời trong những năm kháng chiến, nhạc khúc “Gánh lúa” đã được Phạm Duy viết nên với tất cả sự lạc quan, vui tươi và hăng say lao động của nhân dân “hai vai mang sức nuôi toàn dân”. Gánh lúa của Phạm Duy là bức tranh vẽ cuộc sống đời thường nhưng tràn ngập sắc màu tươi vui và thái bình giữa bối cảnh chiến chinh khói lửa.
Mênh mông mênh mông gánh lúa mênh mông
Lúc trời mà rạng đông ư rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh ư nặng vai
Chơi vơi, chơi vơi tiếng hát chơi vơi
Dân làng mà làng ơi ư làng ơi
Tiếng người ơi ới qua làn nắng mới
Vui chân đi tới phiên chợ mai
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh thóc về, gánh thóc về
Gánh về! Gánh về! Gánh về! Gánh về!
Mở đầu bài hát là cảnh “mênh mông mênh mông gánh lúa mênh mông”, bức tranh quê hương như được phóng to và bát ngát cánh đồng với lối lặp từ “mênh mông” của ngòi bút tác giả. Giữa cảnh bao la và mênh mông ấy là hình bóng nhỏ bé của những người dân gánh lúa lúc trời rạng đông. Bóng người gánh lúa “thấp thoáng cuối đường thanh vắng” với những gánh lúa trĩu đôi vai nhưng vẫn bước những bước đi đều về phía trước. Bức tranh cảnh quê càng trở nên sống động và chân thật vui tươi hơn với không khí phiên chợ mai, co tiếng người “ới ơi qua làn nắng mới”. Bước chân người gánh lúa như bước nhanh hơn, nhanh hơn nữa với câu hát “Gánh gánh gánh, gánh thóc về” “gánh về! gánh về! gánh về!”. Nhạc khúc như một điệu hò, như một khúc ca dân gian mới và nhưng vẫn giữ được hồn quê Việt Nam bao năm qua.
Rung rinh, rung rinh, gánh lúa rung rinh
Cánh đồng mà xinh xinh, rằng xinh
Lão bà tóc trắng kĩu kịt quang gánh
Môi trầu mà tươi đám cỏ xanh
Rung rinh, rung rinh, gánh lúa rung rinh
Sức già mà còn nhanh, còn nhanh
Thóc bà phơi nắng, lúa nhà tôi gánh
Hai vai đem sức nuôi toàn dân.
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh thóc về, gánh thóc về
Gánh về! Gánh về! Gánh về! Gánh về!
Bức tranh gánh lúa đã được người nhạc sĩ đa tài học Phạm vẽ một cách sống động đến từng cử chỉ. Chỉ vài câu ca đơn giả, với lời từ mộc mạc và bình dị như chốn dân dã, Phạm Duy đã vẽ ra trước mắt ta một cảnh động của những gánh lúa rung rinh, rung rinh theo từng bước chân người gánh. Hình ảnh bà cụ với mái tóc trắng “môi trầu mà tươi đám cỏ xanh”, bà cụ tuy mác tóc bạc nhưng “sức già còn nhanh” “hai vai đem sức nuôi toàn dân”. Câu hát ấy khiến ta nhớ về hình ảnh của các mẹ già nuôi bộ đội, hình ảnh các mẹ tóc đã trắng nhưng vẫn gánh lúa trĩu đôi vai gầy, gánh lúa với cả hai vai mà nuôi toàn dân.
Ðêm qua trăng mơ sáng khắp thôn quê
Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi
Có nàng xay lúa quyến tròn thương nhớ
Thương chàng mà dãi nắng dầm mưa
Ðêm qua trăng mơ thức suốt canh khuya
Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi
Sớm ngày mai tới, thóc vàng cơm mới
Ði nuôi dân gánh một thành hai.
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh thóc về, gánh thóc về
Gánh về! Gánh về! Gánh về! Gánh về!
Ngày ánh lúa, đêm về, trai gái làng lại xay lúa giã gạo nuôi dân. Cảnh lao động trong đêm trăng sáng mơ khắp thôn quê với nàng xay lúa “quyến tròn thương nhớ” gửi đến chàng “hỡi chàng mà chàng ơi”. “Sớm ngày mai tới, thóc vàng cơm mới/ Đi nuôi dân gánh một thành hai”. Câu hát mang tất cả tình thương của người nông dân không quản khó nhọc, “thức suốt canh khuya” để mang lại cho đời “thóc vàng cơm mới”. Ngày sớm mai tươi đẹp thóc vàng cơm mới mở đầu một cuộc sống tương lai về ngày mai tươi sáng và ấm no hơn. Một điều nhỏ nhặt trong sáng tác của Phạm Duy nhưng vẫn mang chiều sâu và lắng đọng nơi người nghe.
Bức tranh về cảnh gánh lúa được tác giả vẽ nên bởi ba đoạn hát, mỗi đoạn là một một bức tranh nhỏ trong bức tranh lớn của toàn bài. Nếu đoạn đầu bài hát là cảnh người gánh lúa nơi cánh đồng, đoạn hai là hình ảnh người gánh lúa bước nhanh qua kkhu chợ phiên buổi sớm mai và đến đoạn cuối là hình ảnh giã gạo xay lúa, ba đoạn hát như tiếp diễn và tuần hoàn nhau. Nhưng ở cuối ở mỗi đoạn đề là lặp lại bốn câu hát “gánh gánh gánh, gánh thóc về” “gánh về! gánh về! gáng về!”. Điệp khúc ấy đã tạo cho nhạc khúc một không khí vui tươi, hối hả của buoir lao động. Một chút hóm hỉnh tươi vui trong công việc nặng nhọc ngày thường. Gánh lúa, một hoạt động tưởng chừng vô cùng bình dị chốn thôn quê, nhung qua lời từ và khuông nhạc của Phạm Duy, hoạt động ấy trở nên sinh động và chân thực một cách lạ thường. Nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói về Phạm Duy như sau “Phạm Duy phát triển dân ca, đưa đến một màu sắc khác, cập nhật hóa, làm nó thoát ra khỏi thân phận cũ của nó (…) Hiện đại hóa. Gần gũi giới trẻ thành phố. Ông còn thêm cả giai điệu và lời cho dân ca. Một con người rất tài năng, thông minh”. Hay với Nguyễn Đình Toàn: “Khi người ta cố giữ giọt nước mắt trong lòng hay để nó lăn dài trên má; khi người ta cười nụ nhỏ hay cất tiếng hát to; khi người ta quỵ ngã hay lúc hăng hái dấn bước trên đường; người ta đều có cho mình một câu hát của Phạm Duy”. Những điều đơn giản chốn đời thường, nhưng vẫn đi vào sáng tác của Phạm Duy một cách đẹp đẽ phi thường!
Mênh mông mênh mông gánh lúa mênh mông
Lúc trời mà rạng đông ư rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh ư nặng vai
Chơi vơi, chơi vơi tiếng hát chơi vơi
Dân làng mà làng ơi ư làng ơi
Tiếng người ơi ới qua làn nắng mới
Vui chân đi tới phiên chợ mai
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh thóc về, gánh thóc về
Gánh về! Gánh về! Gánh về! Gánh về!
Rung rinh, rung rinh, gánh lúa rung rinh
Cánh đồng mà xinh xinh, rằng xinh
Lão bà tóc trắng kĩu kịt quang gánh
Môi trầu mà tươi đám cỏ xanh
Rung rinh, rung rinh, gánh lúa rung rinh
Sức già mà còn nhanh, còn nhanh
Thóc bà phơi nắng, lúa nhà tôi gánh
Hai vai đem sức nuôi toàn dân.
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh thóc về, gánh thóc về
Gánh về! Gánh về! Gánh về! Gánh về!
Ðêm qua trăng mơ sáng khắp thôn quê
Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi
Có nàng xay lúa quyến tròn thương nhớ
Thương chàng mà dãi nắng dầm mưa
Ðêm qua trăng mơ thức suốt canh khuya
Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi
Sớm ngày mai tới, thóc vàng cơm mới
Ði nuôi dân gánh một thành hai.
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh gánh gánh, gánh thóc về
Gánh thóc về, gánh thóc về
Gánh về! Gánh về! Gánh về! Gánh về