“Giọt Nước Mắt Cho Quê Hương” – Nhạc phẩm thể hiện đậm tình yêu thương Quê Hương Đất Nước trong thời chiến

Đăng ngày 21/07/2024

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn người có đóng góp to lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Ông được xem như một trong những nhạc sĩ lớn trong nền âm nhạc đại chúng. Ông ra đi nhưng đã để lại cho kho tàng âm nhạc nước nhà hơn 600 bài hát. Trong đó có hơn 236 ca khúc được biết đến rộng rãi. Những sáng tác của ông được nhiều ca sĩ trình bày nhưng nổi bật hơn hết là những cái tên như Khánh Ly, Hồng Nhung và Quang Dũng. Bên cạnh đó ông còn được biết đến với nhiều vai trò khác như một nhà thơ, một nhà họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên.

Sáng tác ca khúc về tình yêu đất nước: Thêm động lực để bứt phá

Nhạc phẩm “Giọt nước mắt quê hương” là một trong những tác phẩm được phổ biến của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát được viết trước năm 1975 nên chúng ta có thể hiểu được cảm xúc xuyên suốt bài hát là nỗi lo của tác giả đến đất nước khi chưa được thống nhất. Những người con khi chứng kiến cảnh những người dân và quê hương phải sống trong chiến tranh, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những giọt nước của tác giả rơi khi phải nghĩ về cảnh đất nước không thể ngủ yên, những cành cây, tán lá, sông núi, đất đai bị tàn phá do bom rơi đạn lạc. Bài hát như một tiếng lòng của ông đối với quê hương mà ở đó có gia đình, có cảnh sông núi đất đai, những con vật như cánh chim và đặc biệt là có những người ông thương yêu.

“Giọt nước mắt thương con, con ngủ mẹ mừng

Giọt nước mắt thương sông, ấp ủ rêu rong

Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm

Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong’’

Mở đầu bài hát với sự lặp lại của một loạt cụm từ “Giọt nước mắt” cùng với giai điệu của thể loại nhạc vàng mang đến cho người nghe cảm xúc buồn mang mác khi đến với bài hát. Lời bài hát với biện pháp lặp từ “thương” như để làm nổi bật được những tâm tư của tác giả gửi gắm qua bài hát từ “thương con” đến “thương sông”, “thương đất” và rồi lại “thương dân”. Từ những việc nhỏ nhặt của một cá nhân như con có thể ngủ say giấc đã khiến mẹ vui mừng, ông đã nhân rộng tình thương ra đến những con sông và đất đai quê hương khi bao năm sông vẫn phủ đầy rêu và đất vẫn cằn cỗi do chiến tranh. Cuối cùng tình thương đấy đã nhân rộng đến tất cả con dân Việt Nam khi mà người dân luôn phải long đong từng ngày.

“Giọt nước mắt thương mây, mây ngủ trên ngàn

Giọt nước mắt thương cây, cây ngả trên non

Giọt nước mắt thương anh, khô giòng máu châu thân

Giọt nước mắt quê hương, ôi còn chảy miên man.”

Tiếp nối những giọt nước mắt trên. Trịnh Công Sơn đã nghĩ đến những áng mây, những cành cây, những anh chiến sĩ và cả đất nước quê hương Việt Nam. Những áng mây xa xăm, những cành cây ngả trên non núi, những anh hùng hi sinh vì tổ quốc và những giọt nước mắt cho quê hương vẫn không ngừng chảy. Những tình yêu vô bờ bến của ông dành cho quê hương được thể hiện qua bài hát khiến người nghe không khỏi nghẹn ngào.

“Ôi! giòng nước mắt chảy hoài

Giòng nước mắt đời đời

Giọt nước mắt thương ai

Ôi giòng nước mắt trong tim

Chảy lai láng vào hồn

Nửa đêm gọi đến mình.”

Trịnh Công Sơn và những dấu ấn nghệ thuật của một nhạc sĩ tài hoa

Một lần nữa ông lại nhắc đến hình ảnh giọt nước mắt cho quê hương không ngừng chảy nhưng với thanh âm hào hùng hơn. Những giọt nước chảy đời đời, nhưng ông lại đặt ra câu hỏi rằng những giọt nước mắt này dành cho ai trong khi chính bản thân ông lại là người hiểu rõ hơn ai hết. Hình ảnh giọt nước trong tim để biểu đạt được cảm giác tình yêu thương của ông bây giờ đã luôn ở trong tim của ông. Và điều đó cũng thể hiện rằng cho dù ông không khóc bằng những giọt nước mắt thật nhưng tất cả vẫn nằm trong tim ông và tất cả đều được chảy vào chính tâm hồn của ông. Đến mức nửa đêm ông luôn phải suy nghĩ về nó.

“Giọt nước mắt thương chim, chim bỏ xa rừng

Giọt nước mắt thương đêm, đêm đẩy xe tang

Giọt nước mắt thương em, trên vận nước điêu linh

Giọt nước mắt không tên, xin để lại quê hương.”

Kết lại bài hát như để nhấn mạnh những giọt nước mắt và những nỗi lo của tác giả, ông lại lặp lại một loạt cụm từ “Giọt nước mắt”. Lần này tác giả lại xót thương cho những con chim phải bỏ xa rừng núi, cây cành, những màn đêm với những chiếc xe tang được đẩy đi âm thầm, những giọt nước mắt cho những đứa em khi đất nước đầy sự chết chóc tàn dư của chiến tranh và cuối cùng giọt nước mắt của tác giả để lại cho quê hương. Bài hát mở ra một nỗi buồn man mác nhưng đến khi khép lại bài tác giả đã diễn tả chân thực hơn về những sự ra đi, sự mất mát làm cho người nghe cảm thấy được những nỗi buồn cũng như những tâm tư nặng nề mà tác giả phải mang khi nghĩ về đất nước trong thời kỳ chiến tranh. Đối với cảm xúc của một người con được sinh ra trong thời kỳ đất nước hòa bình thông qua bài hát mà có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của dân ta lúc đó.