Nhạc sĩ Xuân Điềm, một người con của đất Bình Định, ông đã từng ngồi tù ra khám vì Tổ Quốc “vấn khăn tang…mây che phủ đầu…!”. Thân phụ của ông là một người làm đàn, biết chơi đàn vĩ cầm do đó Xuân Điềm cũng có được nhiều kiến thức âm nhạc từ đó. Nhưng về mặt chữ nghĩa thì ông không được học nhiều vì thời đó nơi ông sống là vùng chiến tranh nên không có trường học.
Sau 20/07/1954, đất nước Việt Nam chia làm hai miền, Xuân Điềm được 13 tuổi và cha mẹ ông phải làm lại giấy khai sinh ông thành 7 tuổi để ông đi học tiểu học tại Quy Nhơn. Sau đó ông thi đậu vào trường Trung học Cường Để cuối thập niên 1950. Năm 1963, lúc còn học trung học tại Lansan Qui Nhơn, Taberd, Xuân Điềm đã sáng tác ca khúc đầu tay mang tên “Tình đại dương” nói lên ước vọng của mình, ước mơ trùng dương vượt sóng thỏa chí tang bồng. Năm 1967, sau khi vào lính, ông sáng tác cho Nha động viên bài hát mang tên “Tiếng nói động viên” và viết cho Không quân Việt Nam bài “Việt Nam Không quân” hát trên Đài phát thanh quân đội thời bấy giờ.
Xuân Điềm đã từng là thành viên trong dàn nhạc Đại Hòa Tấu trường Quốc gia âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, có mặt trong Ban tài năng mới do nhạc sĩ Lê Thương phụ trách tại đài phát thanh quốc gia, ông cũng là thành viên trong chương trình phát thanh Học đường do Sở học liệu thuộc Bộ giáo dục chủ trương.
Kế tiếp Xuân Điềm viết thêm “MÙA HOA TUYẾT” nói về mùa Giáng sinh và cũng là một trong những bài hát tiêu biểu nói về nỗi nhớ người yêu của tác giả khi mùa hoa tuyết rơi lại về. Trong bài hát này hình ảnh chủ đạo chính là hoa tuyết. Một loại hoa nở vào mùa đông tượng trưng cho sự tinh khiết, hy vọng, tái sinh, an ủi hay đồng cảm.
“Chậu kiểng hôm qua
Nay ai thế cây màu lá ngà
Và tuyết đâu rơi
Trên cành thông lá ngọn đông phong….”.
Mùa đông đến, cây cối là ngả màu thành một màu khác không giống với ngày bình thường. Tuyết bắt đầu rơi trên những ngọn là của cây thông phủ trắng xóa.
“…..Kìa muôn tình thú
Như ai hái từ quãng cao
Nơi nơi sáng ngời ánh sao
Giăng mắc khoe ngàn sắc màu…..”.
Ở đoạn này, Xuân Điềm nói đến những tình yêu đẹp như những vì sao đầy sắc màu sáng ngời trên trời cao thăm thẳm kia.
“……Chợt nhớ ra ngay
Mùa hoa tuyết năm xưa đã về
Ngày lễ noel
Nhưng đường xa khó về thăm em….”.
Tác giả chợt nhận ra “mùa hoa tuyết năm xưa” – lại trở về. Mùa đẹp nhất trong năm, những bông hoa tuyết rơi như nụ cười của những thiên thần . Nhưng mùa này làm cho người ta dễ cảm thấy cô đơn khi đi trên phố phường bắt gặp những đôi yêu nhau khoác tay nhau đi hay ôm nhau trên phố. Và mùa giáng sinh năm nay tác giả lại không thể về thăm người yêu vì khoảng cách địa lý cách trở.
“….Chạnh khơi thương nhớ
Em anh giữa mùa giáng sinh
Bơ vơ ngóng người chốn nào
Chắc em anh đang cầu kinh…..”.
Tác giả cảm thấy thương và nhớ người yêu vô cùng. giữa thời tiết lạng giá như vậy mà cô phải một mình, không có ai bên cạnh, không ai đón đưa. Cô chắc hẳn sẽ “bơ vơ ngóng người chốn nào”. Và giờ này chắc người yêu của tác giả đang đọc kinh và cầu nguyện những điều tốt đẹp.
“…..Lạy Chúa, Chúa cứu thế
Non nước con ngàn dâu bể
Gian khổ lan tràn sơn khê
Xin giúp cho vượt bến mê…..”.
Tiếp đến là đoạn điệp khúc, Xuân Điềm cầu xin chúa ban những điều tốt đẹp cho tất cả mọi người. Xin cho “Non nước con ngàn dâu bể .Gian khổ lan tràn bờ đê” tất cả đều có thể vượt qua.
“……Xin cho bao kẻ ra đi lại về
Vợ trẻ không hai lần đò
Bầy trẻ không cha sầu lo…..”.
Tiếp đến ông lại cầu xin Chúa cho những người đàn ông là trụ cột gia đình đi làm ăn xa lại được trở về với quê hương để cho vợ trẻ của họ ở nhà không “hai lần đò” và bầy trẻ ở nhà không phải lo lắng sợ không có cha.
“…..Lạy Chúa thương con
Người yêu dấu không mòn tấc lòng
Thì dẫu xa nhau
Nhưng niềm tin chúa càng thâm sâu……”.
Và tác giả cũng xin Chúa cho chính bản thân mình. Ông mong sao người yêu của mình ở quê nhà vẫn một lòng chờ đợi ông quay trở về. Cho dù có xa nhau thì vẫn có một niềm tin vào đối phương, luôn luôn chờ mong chờ ngày đối phương quay trở về.
“…..Tình chung hai đứa
Như hoa tuyết mùa giáng sinh
Bơ vơ ngóng người chốn nào
Tuy cách xa nhưng mà gần nhau…..”.
Tác giả ví tình yêu của mình giống như những bông hoa tuyết mùa giáng sinh “bơ vơ ngóng người chốn nào” tuy cách rất xa nhau nhưng lại ở gần nhau. Hoa tuyết là biểu tượng của cái đẹp, của sự mạnh mẽ. Hoa tuyết đẹp để người ta thấy vui khi nhìn thấy nó, hoa tuyết cứng rắn để người ta không phải lo lắng cho nó và hoa tuyết lặng lẽ tan để cho người ta không phải đau lòng vì nó. ở đây tác giả muốn nói đến ý nghĩa tích cực, nghĩa là hy vọng, sự tái sinh và một tương lai tươi sáng cho chính tình yêu của mình.
Xuân Điềm đã từng góp mặt trong dòng văn nghệ Sài Gòn trước năm 1975, đã từng trải qua những năm tháng tù Cộng Sản, đã từng thếu hiểu nỗi đau quê hương dưới sự cai trị của chế độ độc tài trong nước. Nhưng hiện nay, nhạc sĩ Xuân Điềm vẫn nồng nàn sáng tác và cùng với Ban tù Ca của mình đóng góp sôi nổi vào các sinh hoạt văn nghệ đấu tranh của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. “MÙA HOA TUYẾT” là một bài hát lãng mạn, làm cho ai nghe rồi cũng bị vấn vương bởi hình ảnh “hoa tuyết “ giữa mùa đông lạnh giá.
Trích lời bài hát Mùa Hoa Tuyết do Xuân Điềm sáng tác:
Chậu kiểng hôm qua
Nay ai thế cây màu lá ngà
Và tuyết đâu rơi
Trên cành thông lá ngọn đông phong
Kìa muôn tinh tú
Như ai hái từ quãng cao
Nơi nơi sáng ngời ánh sao
Giăng mắc khoe ngàn sắc màu
Chợt nhớ ra ngay
Mùa hoa tuyết năm xưa đã về
Ngày lễ Noel
Nhưng đồn xa khó về thăm em
Chạnh khơi thương nhớ
Em anh giữa mùa giáng sinh
Bơ vơ ngóng người chiến binh
Chắc em anh đang cầu kinh
ĐK:
Lạy Chúa, Chúa cứu thế
Non nước có ngàn dâu bể
Chinh chiến lan tràn sơn khê
Xin giúp cho vượt bến mê
Xin cho bao kẻ ra đi lại về
Vợ trẻ không hai lần đò
Bầy trẻ không cha sầu lo
Lạy Chúa thương con
Người yêu dấu không mòn tấc lòng
Thì dẫu xa nhau
Nhưng niềm tin Chúa càng thâm sâu
Tình chung hai đứa
Như hoa tuyết mùa giáng sinh
Trung trinh gởi người chiến binh
Tuy cách xa nhưng mà gần nhau