Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một trong số những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau năm 1950. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, với tác phẩm đầu tay là ca khúc “Ra đi khi trời vừa sáng”. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975 thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương còn là một ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với nghệ danh là Hoài Bắc với các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng. Trong thập niên 50, ông đã viết những tác phẩm thành công và để đời như: Ly Rượu Mừng, Xuân Tha Hương, Thuở Ban Đầu, Xóm Đêm,…. Đáng kể nhất là trường ca bất hủ “Hội Trùng Dương” mà ông viết về đất nước Việt Nam hoa gấm nói về sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Trường ca bất hủ này phải mất đến 4 năm mới được hoàn tất. Một sáng tác thứ làm rạng ngời tên tuổi của ông vào thập niên 50, đó là ca khúc bất hủ được phổ thơ Đình Hùng với tựa đề Mộng Dưới Hoa. Ca khúc đã theo năm tháng để trở thành một trong những bài tình ca được ưa chuộng và hát nhiều nhất của nhạc Việt.
Ngoài những ca khúc lãng mạn về tình yêu hay những ca khúc viết về đất nước thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương còn có một sáng tác cũng không kém cạnh, đó là ca khúc “Xuân Tha Hương” – Một bài hát viết về những kỷ niệm vui buồn của mùa Xuân, những nỗi nhớ nhung quê hương, gia đình và cả bạn bè. Với cuộc chiến tranh kéo dài hơn ba mươi năm của thời ấy. Từ trước năm 54 cho đến năm 75 thì những lúc Xuân sang, Tết đến thì không biết bao nhiêu binh sĩ của cả hai miền đều phải xa gia đình, xa quê hương.
“…Ngày xưa xuân thắm quê tôi
Bao nhánh hoa đời đẹp tươi
Mẹ tôi sai uốn cây cành
Vun tưới hoa mùa xinh xinh
Thời gian nay quá xa xăm
Tôi đã xa nhà đầm ấm
Sống bao xuân lạnh lẽo âm thầm…”
Ca khúc “Xuân Tha Hương” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác khi ông vừa mới 27 tuổi với một trái tim còn đầy ắp hình ảnh một miền Bắc thân yêu đã bị chia cắt từ Hiệp Định Giơ-ne-vơ năm 1954. Ông đã chia sẻ bài “Xuân Tha Hương” được dùng trong một phim loại “đen” là “The Quiet American” do đạo diễn Joseph Mankiewicz dựng từ truyện cùng tên của Graham Greene vào năm 1958 và được quay thành phim lần thứ hai vào năm 2002, nhưng “Xuân Tha Hương” không còn vào miền Nam cũ nay cũng đã mất. Đây là bài hát có nhạc thuật cao nhất trong số các sáng tác về Xuân.
Bấm vào hình trên để nghe nhạc phẩm qua tiếng hát của Duy Trác được thu âm trước những năm 1975.
Bài hát “Xuân Tha Hương” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một ca khúc xa mà lại gần, chúng ta đã có biết bao nhiêu xuân xa nhà rồi. Xa nhà vì chiến tranh và sau chiến tranh khoảng cách còn xa hơn nữa.
Thời gian trước còn được quây quần bên gia đình cùng phụ mẹ uốn cây cành, vun tưới hoa thật hạnh phúc. Thời gian nay lại quá xa xăm khi phải xa mái nhà đầm ấm sống qua bao mùa xuân lạnh lẽo, cô đơn.
“…Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đâm bông
Riêng ai buồn thương hắt hiu còn trông mong
Và xuân thay áo mấy mùa đợi chờ
Mắt huyên lệ rưng rưng, sầu héo đến bao giờ
Chiều nay lê bước phiêu du
Thầm nhớ xuân về làng cũ
Tình quê chan chứa trong lòng
Chua xót thay sầu tư hương
Đường đi xa lắc lê thê
Thèm khát khao ngày về quê
Để sống vui quê mẹ lúc xuân về…”
Đã có nhiều ca khúc thật hay với những cái kết tròn trịa, vuông vức có thủy có chung. Nhưng riêng“Xuân Tha Hương” lại mang một cảm xúc xót xa, ngậm ngùi.
Ở bốn câu của đoạn đầu “Ngày xưa xuân thắm quê tôi. Sống bao xuân lạnh lẽo âm thầm”. Qua tiếp đoạn tiếp theo “Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đơm bông. Mắt huyên lệ rưng sầu héo đến bao giờ” rồi lại trở lại giai điệu ban đầu “Chiều nay lê bước phiêu du. Để sống vui quê mẹ lúc xuân về.”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Ca sĩ Sỹ Phú trình bày.
Khác hẳn với những bài hát mà người ta có thể ngừng ở đâu cũng được như những truyện không hồi kết. Nhưng nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại không dừng tại khuôn khổ ấy. Ông viết một chuyển đoạn trên nhịp luân vũ còn dìu dặt hơn, như trong một giấc mơ:
“…Xuân tới, muôn cánh hoa nở bay khắp nơi
Hương khói lan dưới mưa nhẹ rơi phơi phới
Chiều dâng, sầu lâng, trên đường về mịt mùng
Mây Tần ơi cho nhắn bao niềm thương…”
Cảnh Xuân ấy mịt mùng trong áng “mây Tần”, một biểu tượng của nỗi nhớ nhà mà mọi người cùng thế hệ với tác giả đều biết đến. Người ta hiểu được ý tác giả ở câu “mắt huyên” là đôi mắt của người mẹ hiền. Sau này nhiều người vẫn nghe ra là “mắt huyền”. Hình ảnh mẹ già của Xuân xưa đã nhòa trong đôi mắt huyền mơ của tình yêu đôi lứa! Xưa và nay có khác xa. Nếu Ly Rượu Mừng là ca khúc ai cũng nhớ và cũng yêu thích hát hò rất vui trong ngày Tết vì dễ hát dễ thuộc lời thì “Xuân Tha Hương” lại là khúc nhạc xuân chỉ để hát một mình trong nỗi ngậm ngùi, xót xa.
Bài hát“Xuân Tha Hương” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được sáng tác vào năm 1956, ca khúc đã báo hiệu cho những bản tình ca tuyệt vời mà Phạm Đình Chương sáng tác sau này từ ý thơ Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Hoàng Anh Tuấn hay Đình Hùng, Nguyên Sa…Ông chính là nhạc sĩ của “những bản tình ca không màu hạnh phúc” hay nhất, từ một thành phố đổ nát về chiến tranh nhưng vẫn nức nở về tình yêu.
Lời bài hát Xuân Tha Hương:
Ngày xưa xuân thắm quê tôi
Bao nhánh hoa đời đẹp tươi
Mẹ tôi sai uốn cây cành
Vun xới hoa mùa xinh xinh
Thời gian nay quá xa xăm
Tôi đã xa nhà đầm ấm
Sống bao xuân lạnh lẽo âm thầm
Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đâm bông
Riêng ai buồn thương hắt hiu còn trông mong
Và xuân thay áo mấy mùa đợi chờ
Mắt huyên lệ rưng rưng, sầu héo đến bao giờ
Chiều nay lê bước phiêu du
Thầm nhớ xuân về làng cũ
Tình quê chan chứa trong lòng
Chua xót thay sầu tư hương
Đường đi xa lắc lê thê
Thèm khát khao ngày về quê
Để sống vui quê mẹ lúc xuân về
ĐK:
Xuân tới, muôn cánh hoa đào bay khắp nơi
Hương khói lan dưới mưa nhẹ rơi phơi phới
Chiều dâng, sầu lâng, trên đường về mịt mùng
Mây Tần ơi cho nhắn bao niềm thương.