Trần Thiện Thanh (1942-2005) ông sinh ra tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, là một trong số những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn 1975. Đầu thập niên 1960, ông lập ban tứ ca Nhật Trường gồm ông và 3 ca sĩ nữ: Như Thuỷ (em gái ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi. Hai chủ đề lớn nhất trong sự nghiệp sáng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đó là tình yêu và tình lính. Ông có rất nhiều cảm xúc khi viết về những người lính, nhưng nhạc lính của ông không có thù hận, gay gắt, không có bi thảm, muộn sầu ngược lại nhạc của ông lại rất trong sáng, vui tươi , làm quên đi nỗi gian truân, gian khổ đời lính. Ông được xem là một trong bốn giọng ca nam nổi đình đám của nhạc vàng, ba giọng ca còn lại là Hùng, Cường, Duy Khánh, Chế Linh. Các sáng tác của Trần Thiện Thanh đã đóng góp đáng kể trong việc cách tân và đổi mới dòng nhạc vàng, đặc biệt hơn nữa là ông đã khiến cho dòng nhạc vàng thêm nhiều sự mới mẻ tươi tắn hơn, mang lại cho người nghe những cái nhìn cũng như như những cảm xúc thú vị hơn ở những sáng tác bất hủ của ông
Ca khúc “Anh về với em” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một trong số những ca khúc bất hủ của ông đã để lại cho người nghe nhiều cung bậc cảm xúc, ấn tượng sâu sắc và đồng cảm với ca khúc. Ca khúc được sáng tác vào năm 1964, lúc này ông còn chưa vào lính, nhưng sự nghiệp cũng như sự nổi tiếng của ông chính là minh chứng cho tài năng khi ông còn rất trẻ. Trần Thiện Thanh xuất hiện trên sân khấu và truyền hình với quân phục Việt Nam Cộng Hoà trước khi vào lính.
“Anh về với em,
như chim liền cánh như cây liền cành.
Như đò với sông,
như nước xuôi dòng vào lòng biển xanh.
Em ơi trăng còn sáng nên tình yêu vẫn còn mang,
Em ơi sương còn xuống nên tim côi mong sưởi ấm.
Ta xa nhau lâu rồi,
ta mong nhau lâu rồi, gần nhau đêm nay thôi…”
Tiếng lòng của người con gái khi phải xa người yêu rằng “anh hãy về với em”, “như chim liền cánh”, “như cây liền cành”, “như đò với sông”, “như nước xuôi dòng vào lòng biển xanh”. Là những hình ảnh luôn ở cạnh nhau, hoà vào cùng nhau để tạo nên sự sống trên trái đất này. Nói lên được một niềm khát khao, mong nhớ, hy vọng được ở cạnh người mình thương của cô gái. “Em ơi trăng còn sáng nên tình yêu vẫn còn mang/Em ơi sương còn xuống nên tim côi mong sưởi ấm. Trái tim đơn côi đã đã khiến khát khao được gặp lại càng lớn hơn, mãnh liệt hơn. “Ta xa nhau lâu rồi/ Gần nhau đêm nay thôi”. Liệu có thể?
“…Anh về với em,
mai ta lại cách xa nhau muôn trùng.
Bao ngày nhớ nhung,
vơi hết tâm sự vừa cạn một đêm.
Sao em anh lại khóc khi anh ra đi vì em?
Hay chăng ân tình lớn hơn không gian đôi mình cách?
Mai nay anh đi rồi,
mai nay anh đi rồi,
mai nay anh lại đi…”
Anh về với em, mai ta lại cách xa nhau muôn trùng. Bao ngày nhớ nhung, với hết tâm sự cạn một đêm. Sao em lại khóc khi anh ra đi vì em? Dẫu biệt ly biệt là điều không ai mong muốn nhưng vì em, vì đất nước, vì tương lai chúng ta. “Hay chăng ân tình lớn hơn cả không gian đôi mình xa cách”, tấm chân tình này lấy gì để xoa dịu niềm đau, nỗi mất mát khi phải xa nhau. “Mai này anh đi rồi…” Tâm tư chàng lính trẻ vừa nặng tình vừa nặng nghĩa, nặng tình với cô gái mà anh yêu thương còn nặng nghĩa với quê hương, tổ quốc. Rằng chỉ mong đất nước sớm thái bình, để sớm có thể ở bên nhau.
“…Không trách em yếu mềm khi con tim đơn côi.
Không muốn em dối lòng khi mang mang buồn tủi.
Anh muốn em hiểu rằng đời chiến sĩ phong sương,
Nên một lần về thăm bằng vạn ngày gần nhau…”
Không trách em yếu mềm khi con tim đơn côi, cũng không muốn em phải che dấu đi ân tình khi mang buồn tủi? Trách làm sao được khi đất nước vẫn còn khói lửa đạn, rằng dân ta còn đói khổ, vất vả. Anh muốn em hiểu được trách nhiệm của một người lính, trọng trách gánh cả giang sơn, đời chiến sĩ phong sương, gian nan. Nên một lần về thăm bằng vạn ngày gần nhau.
“…Em biết không những chiều, khi sương thu giăng giăng,
Anh nhớ xưa chúng mình hay đi trên đường vắng,
Anh nhớ xưa một lần lặng ngắm ánh mây trôi
Làm người yêu lính chiến mấy ai gần nhau…”
Em biết không những chiều, khi sương thu giăng giăng, anh nhớ cảnh chúng mình thường đi trên đường vắng, anh nhớ cả lần lặng ngắm ánh mây trôi. Chỉ những khoảnh khắc ngắn ngủi đó thôi cũng khiến anh cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ về em, về những kỷ niệm mà hai ta từng có, rằng anh luôn trân trọng từng khoảnh khắc đó. “Làm người lính chiến mấy ai được gần nhau”. Rồi chỉ lặng lẽ nhớ lại những kí ức đẹp, những khoảnh khắc hạnh phúc lấy đó làm động lực để chiến đấu hết mình vì đất nước, vì tình yêu mà cả thanh xuân đã chờ đợi anh.
“Bây giờ cách xa,
đôi đứa đôi miền nhạt nhòa chiều mưa.
Xin cho ân tình sẽ bao la như sương đầu núi,
Xin cho ân tình sẽ không mau tan như bọt nước.
Anh đi anh lại về,
em ơi tơ duyên đầu xin trăm năm bền lâu…
Anh đi anh lại về,
em ơi tơ duyên đầu xin trăm năm bền lâu…”
Bây giờ cách xa đôi đứa đôi miền nhạt nhòa chiều mưa, xin cho ân tình sẽ bao la như sương đầu núi, xin cho ân tình sẽ không mau tan như bọt nước. Anh luôn trân trọng tình cảm này, mong rằng tình yêu của chúng ta sẽ mãi mãi như vậy. Anh đi anh lại về, em ơi tơ duyên đầu xin trăm năm bền lâu.
Rồi sẽ có một ngày đất nước thái bình, cả anh và em sẽ được bên nhau sống đến bạc đầu. Rồi sẽ có một ngày đất nước thái bình, sẽ chẳng còn cuộc chia ly nào có thể ngăn cách chúng ta được. Anh đi anh lại về, em ơi tơ duyên đầu xin trăm năm bền lâu. Rằng như một lời ước hẹn, chàng trai hứa sẽ trở về, hy vọng cô gái sẽ vững tin rằng đất nước sớm sẽ thái bình thôi. Sẽ chẳng còn cảnh bom đạn, đói khổ nào nữa. Bởi ý chí, sức mạnh của dân tộc ta luôn mãnh liệt và quyết thắng tiêu diệt quân thù.
Ca khúc “Anh về với em” của nhạc sĩ “Trần Thiện Thanh” là một sáng tác trong thời kỳ chiến tranh đã để lại cho người nghe những cảm xúc đặc biệt. Bằng những lời hát chân thật, sâu sắc nhạc sĩ đã chiếm trọn tình cảm của người nghe. Bài hát được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trình diễn nhưng riêng phần trình diễn của Hoàng Châu và Hoàng Duy Thái vô cùng cảm xúc và ấn tượng, dường như bài hát viết riêng cho cả hai vậy. Cả hai nhận được rất nhiều lời khen từ phía khán giả.