Nhạc sĩ Xuân Tiên đã có rất nhiều đóng góp tích cực trong nền tân nhạc Việt Nam vào giai đoạn 1954 – 1975. Ông đã để lại cho người nghe nhiều ca khúc bất hủ để đời như: “Khúc hát ân tình”, “Mong chờ”, “Duyên tình”,…Ông đại diện cho nhạc sĩ thuộc đời đầu của Việt Nam vẫn còn trường thọ. Ngoài khả năng sáng tác ra ông còn khiến người hâm mộ phải trầm trồ về sự đa tài của bản thân, ông biết chơi 25 loại nhạc cụ, cũng đồng thời cải tiến và sáng tạo những âm thanh, nhạc cụ mới. Tuy là không có nhiều sáng tác như các nhạc sĩ danh tiếng khác nhưng nhạc của ông luôn có nét đặc trưng, mang đậm tính dân tộc, mang theo hơi thở cách mạng, viết về tiền chiến cùng tinh thân chiến đấu cũng như tình yêu dành cho quê hương, lấy cảm hứng từ những làn điệu quê hương của cả 3 miền.
Sáng tác “Khúc hát ân tình” là ca khúc rất nổi tiếng dưới bút danh của Xuân Tiên và Song Hương được sáng tác vào năm 1954 cách đây hơn 60 năm, ngày trước sáng tác này còn hay được gọi tên là “Tình Bắc duyên Nam”. Đây là một trong số những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, ca khúc mang giai điệu dân ca Bắc Bộ, mang một ý nghĩa rất lớn đối với đất nước, kêu gọi mọi người hãy sống chan hòa với nhau, đặc biệt là không phân biệt vùng miền dù Nam hay Bắc. Tất cả đều là anh em, đều chung một cội nguồn dân tộc.
“…Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài.
Tìm đến phương này, một nhà thân ái.
Ơi! Tình Bắc duyên Nam là duyên
tình chung muôn đời ta đắp xây…”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuyết Mai & Thanh Thoại thâu thanh trước 1975
Đất nước đã độc lập đúng theo nguyện vọng mơ ước của nhạc sĩ Xuân Tiên “một nhà thân ái”. Một ước mơ chung mà con dân Việt Nam đều khát khao có được. Đó là hình ảnh người dân phía Bắc vượt con sông Bến Hải di cư vào miền Nam. Phải chăng đó là cái duyên Bắc Nam, đắp xây tình chung muôn đời.
“Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng.
Tình ngát đôi lòng mộng vàng chung bóng.
Ơi! Mạch đất dâng hương là hương
Cần lao chung đời vai sát vai…”
Dù là miền Nam hay là ở phương Bắc thì cũng sẽ bị rơi vào lưới tình sớm muộn. Gặp cô nàng thôn nữ mắt duyên cùng nụ cười chúm chím môi hồng, tình ngát nên duyên mộng vàng chung bóng. Không phân biệt Nam hay Bắc, mạch đất dâng hương là hương, cần lao chung đời vai sát vai chung đôi.
“…Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi
ngô khoai hai mùa ngát một niềm vui chung vui.
Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi!
Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười.
Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia.
Ta đem yêu thương về cho phương Bắc…”
Đây là một đoạn trong bài hát đáng bị cấm vào chế độ lúc bấy giờ. Đó là nỗi niềm, là bao mơ ước, khát khao rằng miền Nam sẽ đem yêu thương về cho phương Bắc, nơi ngập tràn niềm hạnh phúc, ngập tràn niềm vui và tiếng cười reo vang. Quê hương thôi phải chịu cảnh đau sầu khi bị chia cắt, sông núi cách chia.
Mặc dù bị cấm rất khắt khe nhưng ai cấm được tiếng hát của người dân. Họ cứ thế say sưa hát, không biểu diễn trên sân khấu, cũng không rầm rộ trên tivi. Ca khúc cứ thế được truyền miệng từ người này qua người khác bởi giai điệu bắt tai cũng như lời hát rất thuyết phục. Vậy lý do tại sao chúng ta phải ngừng ca?
Ít lâu sau đó thì ca khúc “Khúc hát ân tình” cũng đã được Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho biểu diễn công khai theo quyết định số: 312/QĐ-NTBD ngày 21/08/2014, sau đó ca khúc được biểu diễn rộng rãi trên rất nhiều kênh truyền hình và cũng rất nhiều ca sĩ đã trình diễn trên sân khấu để phục vụ cho bà con nghe nhạc. Bài hát không những gắn kết mọi người dù NAM hay Bắc lại với nhau mà còn mang lại cho chúng ta tinh thân lạc quan, gắn bó, yêu đất nước nhiều hơn chúng ta từng có. Vì là con cháu Việt Nam thì tất cả phải đoàn kết, yêu thương nhau nhiều hơn.
“..Tìm về mảnh vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao nàng.
Lời hát ân tình hồng hồng đôi má.
Ơi! Đời sống yên vui, là vui.
Dìu nhau đi vào chung bóng mơ…”
Tìm về mảnh vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao cho nàng, bên nhau đi vào chung bóng mơ, cuộc sống chị cần nhẹ nhàng, an yên là vui.
Ca khúc “Khúc hát ân tình” của nhạc sĩ Xuân Tiên và Song Hương đã tái hiện chân thật sự chia cắt của hai miền Nam Bắc trong thời kì 1954, như một lời kêu gọi và động viên viên mọi người con của đất nước hãy sống thân ái với nhau, đồng thời ca ngợi tình yêu không phân biệt Nam-Bắc. Ca khúc được rất nhiều ca sĩ trình diễn cũng như là được công chiếu công khai trên các kênh truyền hình lúc bấy giờ. Bài hát được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện như Trang Nhung, Hà Thanh Xuân, Phi Nhung, Diễm Thúy… Đặc biệt qua giọng hát của ca sĩ Phương Dung được đánh giá là cảm xúc nhất và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người nghe nhất. Giai điệu rộn ràng, vui tươi mang lại nhiều năng lượng tích cực cho người nghe.
Trích lời bài hát Khúc Hát Ân Tình:
Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài.
Tìm đến phương này, một nhà thân ái.
Ơi! Tình Bắc duyên Nam là duyên
tình chung muôn đời ta đắp xây.
Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng.
Tình ngát đôi lòng mộng vàng chung bóng.
Ơi! Mạch đất dâng hương là hương
cần lao chung đời vai sát vai.
Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi
ngô khoai hai mùa ngát một niềm vui chung vui.
Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi!
Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười.
Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia.
Ta đem yêu thương về cho phương Bắc.
Tìm về mảnh vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao nàng.
Lời hát ân tình hồng hồng đôi má.
Ơi! Đời sống yên vui, là vui.
Dìu nhau đi vào chung bóng mơ.