Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam từ trước năm 1975 cho đến hiện nay, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nổi lên như một hiện tượng lạ và vẫn chưa ai có thể vượt qua được bức tường thành kiên cố đó. Những ca khúc của họ Trịnh rất dễ nghe, dễ thuật, dễ hát bởi giai điệu nhẹ nhàng và sâu lắng; nhưng không phải ai cũng có cái nhìn sâu sắc để thấu cảm được những thông điệp mà ông truyền tải qua đứa con tinh thần của mình, về những triết lý nhân sinh, về những câu chuyện tình đầy ý nghĩa. Ca từ không diễm lễ hay cao sang, nhiều người vẫn nhận xét nhạc của ông có lối ca từ đơn giản, nhưng càng đơn giản lại càng khó thấu cảm, nhưng một khi đồng điệu thì lại như mở cửa thiên đường. Ca khúc thành phố sau lưng cũng không ngoại lệ, mang đến nhiêu cung bậc cảm xúc.
Nếu nói, Trịnh Công Sơn là một hiện tượng lạ trong âm nhạc Việt Nam thì ca khúc “Ca dao Mẹ” của nhạc sĩ chính là một trong những tuyệt tác để đời. Đây là một trong những ca khúc dễ dàng lấy đi nước mắt của người nghe, để lại sự lay động mạnh mẽ và mãnh liệt. Chỉ cần những giai điệu đầu tiên của ca khúc được ngân lên, người nghe sẽ thêm một lần nữa được chiêm nghiệm, được thấu cảm và đồng điệu về tình cảm thiêng liêng của những người mẹ.
“Ca dao Mẹ” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác và hoàn thành vào năm 1965, nó không chỉ được vẽ nên bởi hình ảnh của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kỳ kháng chiến khốc liệt và đẫm máu, mà nó còn gợi lên hình ảnh hiền lương thục đức, luôn chịu thương chịu khó, hy sinh quãng đời thanh xuân cho con trong thời bình. “Ca dao Mẹ” không chỉ đơn thuần là sự cao cả của một người mẹ, mà còn là tấm lòng mẹ thương con như biển trời lai láng không gì sánh được, dù vạn vật có đổi, dù lòng người có muôn phần thay đổi thì tình yêu của mẹ dành cho con vẫn trường cửu chẳng thể nào đổi thay, dù thời cuộc có khác, dù ngàn năm có trôi.
“Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn đong đưa võng buồn
Mẹ ngồi ru con mây qua đầu ghềnh lạy trời mưa tuôn
Lạy trời mưa tuôn cho đất sợi mềm hạt mầm vun lên
Mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình….”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Khánh Ly trình bày.
Mẹ luôn âm thầm chịu đựng những vất vả và gian truân để con có được giấc ngủ yên lành, có được miếng cơm ngon miệng, có được manh áo tròn đầy và có được một cuộc đời êm ấm. Hơn ai hết, mẹ là người mong cầu cho ta có được cuộc sống hạnh phúc không buồn không lo, nhưng có mấy người thấu hiểu, mấy người biết thương yêu và đáp đền lại công ơn sinh thành ấy.
Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ là người bế bồng ta trên chiếc võng nhỏ, đong đưa từng hồi để thêm chút gió trời cho con có được giấc ngủ say sưa, dù mưa gió thì chiếc quạt trên tay vẫn không dám ngừng, dù ướt đẫm vai mẹ lạnh thấu tâm can cũng không một câu oán than, chỉ mong không có tiếng động nào làm con tỉnh giấc. Ngắm nhìn con nhắm nghiền đôi mắt nhỏ, say sưa trong mộng ước thuở ban sơ mà mẹ mừng vui dù cuộc đời còn lắm cơ cực và chông gai. Vì con mà mẹ chẳng quãng tương lai còn bao điều gian khổ, chỉ mong con cơm áo đủ đầy, không thiếu thốn so với bạn bè cùng trang lứa.
“……Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn năm qua tuổi mòn
Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn
Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân
Một dòng sông trôi cuốn mãi về trời bấp bênh phận người….”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hương Lan trình bày.
Con ngoan không ai khen mẹ hiền dạy tốt, nhưng chỉ cần con mắc một lỗi sai dù rất nhỏ thì lại vô vàn người chỉ trích mẹ không biết dạy con. Từng câu trách làm con đau thì ít, mà tim mẹ xót xa khôn cùng, con mẹ sinh ra mẹ không dám đánh mắng tổn thương, người ta không nuôi lấy ngày nào lấy quyền gì tổn thương con của mẹ. Võng mẹ ôm con ngày nào cứ nghĩ sẽ bền đẹp với thời gian, nào hay chợt năm tháng nhận ra đã mòn, con mẹ cũng đã lớn và thân mẹ cũng đã già. Mẹ giờ đây không thể tảo tần sớm hôm như ngày trước để nâng tấm khăn, sửa manh áo cho con, chỉ biết lặng nhìn con vui vẻ mà mẹ an lòng.
Nhưng đó là người mẹ của thời bình, còn người mẹ của thời kháng chiến khốc liệt làm sao an yên được như thế khi ngày ngày lấy nước mắt rửa mặt, chan cơm cùng lệ mặn đắng người nào hay. Chăm con không tính tháng ngày, đến khi con lớn lại phải thân chinh ra chiến trường, chẳng biết khi nào về lại và cũng chẳng biết có bình an để trở về hay không. Chỉ biết ra sức nguyện cầu, ngày ngày mà mong nhớ con như dòng sông cứ êm trôi mà chờ đợi con sớm ngày trở về…..
“…..Mẹ ngồi ru con tiếng hát lênh đênh
Mẹ ngồi ru con ru mây vào hồn
Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương
Mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng….”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Ý Lan trình bày.
Tiếng hát ru ngày nào của mẹ cứ lênh đênh theo từng con nước trôi, khóc than cho phận đời bấp bênh. Mẹ chẳng mong con vinh quang hay chức cao vọng trọng, chỉ mong con được an yên với tiếng ru hồn nhẹ nhẹ như thuở còn trong nôi. Mẹ là người dạy con biết thế nào là hiếu đạo lễ nghi, mẹ dạy con nên người và biết cách sống thành một người có ích. Nhưng đến cuối cùng, mẹ lại chẳng thể làm gì ngoài “bàng hoàng” mà nhìn con khoác chiến y lên đường ra biên ải xa xôi, hòa cùng đoàn hành quân làm nghĩa vụ thiêng liêng cho Tổ quốc.
“…..Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn đong đưa phận mình
Mẹ ngồi ru con nghe đất gọi thầm trọn nợ lưu vong
Mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương
Tuổi còn bơ vơ thế giới hằn thù chiến tranh ngục tù”
Ru con trên chiếc võng đong đưa, mẹ cũng đang buồn cho thân phận của mình, có con sinh ra trong thời chiến loạn, làm sao tránh được nỗi đau mất mát con. Ngày tiễn con lên đường cũng là ngày mẹ tập cho mình suy nghĩ “mình mất con rồi”, mất không hẳn là chết mà mất con cho đất nước, con không còn bên cạnh mình nữa mà phải toàn tâm toàn ý mà phục vụ khi đất nước vẫn đang lâm nguy. “Trọn nợ lưu vong”, không chỉ nhắc tới những người con rời đi nơi chiến trường mà còn những người lưu lạc khắp nơi, không biết cha mẹ mình đang nơi quê nhà trông ngóng, họ không về được và cũng chẳng thể trở về. Để rồi, mẹ như hóa thân thành tượng thạ
“Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”
Đó là câu nói mang hàm ý khi đất nước lâm nguy thì phận làm trai phải có trách nhiệm. Vào những năm trước 1975, khi đất nước còn phải vất vả vì cuộc chiến kéo dài, những chàng trai yêu nước, mang trong mình lý tưởng cứu nước đều lên chiến trường chiến đấu. Và trong đó có cả chàng trai trẻ Lê Đình Nam, mà sau này được mọi người biết đến với bút danh nhạc sĩ Hàn Châu. Hàn Châu từng đi lính, và khi nhớ lại khoảng thời gian là người lính binh chủng, ông đã sáng tác nhạc khúc mang tên “Thành phố sau lưng”. “Thành phố sau lưng” là nhạc khúc về hình ảnh người lính trước và sau khi khoác áo chinh nhân.
Nhạc sĩ Hàn Châu tên thật là Lê Đình Nam, ông sinh năm 1947 tại vùng đất Hoài Nhơn, Bình Định trong gia đình có năm chị em. Chị cả của ông là vợ của nhạc sĩ Thanh Sơn. Về bút danh Hàn châu, là do vào năm 1966, khi nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác nhạc phẩm “Ngỏ hồn qua đêm” đã đưa tên ông vào với bút danh Hàn Châu. Đây trở thành bút danh của ông cho đến tận ngày nay. Nhạc sĩ Hàn Châu được đông đảo người mộ nhạc biết đến qua các bài hát nổi tiếng như: Cây cầu dừa, Về quê ngoại, Những đóm mắt hỏa châu,…
Vào năm 1968, khi Hàn Châu vừa tròn 21 tuổi, ông gia nhập quân đội. Nên những tác phẩm đầu tay của ông đều là nhạc về người lính như: Ngày mai tôi về, Tình người đầu non, Lời trần tình, Viết trên cao, Những đóm mắt hỏa châu,… và đặc biệt là “Thành phố sau lưng”.
Nhạc phẩm “Thành phố sau lưng” kể lại sự thay đổi của người lính trước và sau khi nhập ngũ. Trước nhập ngũ anh là một người mà khi phố ngả đèn thì anh “nghiêng men rượu say mèm”.
Khi vũ trụ lên đèn thành phố ngả nghiêng men rượu say mèm.
Tuổi thơ đi hoang nghìn đêm trốn ngủ.
Phần ba tuổi đời hoang phế sau lưng.
Mở đầu nhạc phẩm là hình ảnh quá khứ, khi chưa là người lính. Chàng trai ấy có một cuộc sống buông thả, luôn say mèm về đêm. Tuổi thơ là những đêm ăn chơi trốn ngủ. Một chàng trai “phần ba tuổi đời hoang phế sau lưng”. Ngày chưa nhập ngũ, anh chỉ sống cho mình, chỉ vui bên ly rượu, chỉ đê mê với những thú vui hoang lạc mà bỏ bê cuộc sống thực sự, bỏ quên lý tưởng. Nhưng khi từng đêm nhìn quê hương đạn khói, những tưởng chàng trai “say mèm” ấy vẫn thế, nhưng không. Anh đã thay đổi, anh “góp lời làm lính”. Và từ đây, anh nhận ra nhiều giá trị, anh sống có lý tưởng và hoài bão hơn.
Nay góp mặt góp lời làm lính mà thôi đối diện đây rồi.
Từng đêm quê hương đạn bay súng nổ,
Hỏa châu sáng tỏ những khuôn mặt người yêu phố thị.
Ngày nhận lời làm lính, ngày anh khoác lên mình chiếc áo binh nhân. Thứ anh đối diện không còn là những cơn say thâu đêm, không còn những ăn chơi trốn ngủ mà là cảnh chiến chinh khói đạn, là cảnh quê hương đêm từng đêm “đạn bay súng nổ”. Anh như thấy rõ những tiếng súng, những tràng đạn bơm như chiếu “sáng tỏ những khuôn mặt người yêu phố thị”.
Dù là một chàng trai từng để hoang phế một phần ba cuộc đời trong những cuộc vui, nhưng khi đứng trước cảnh đất nước lâm nguy, anh vẫn khoác lên mình quân phục, chiến đấu với lý tưởng bảo vệ quê hương.
Ngày nào đó tôi còn thèm ánh sáng kinh đô,
Thèm ly bia qua tiếng nhạc mơ hồ,
Cùng ngàn nụ cười ánh mắt giai nhân.
Nay trả lại cho người thành phố sau lưng môi ngọt rượu nồng,
Giày xô (sault) tôi đi hằn trên lá cỏ,
Đồn xa tôi ở trấn quân thù ngày đêm tỏ mặt.
Ngày xưa, khi còn thèm ánh sáng kinh đô, còn thèm ly bia trong tiếng nhạc mơ hồ, còn lưu luyến ngàn nụ cười ánh mắt giai nhân thì nay xin trả lại tất cả. Người lính ấy xin trả lại mọi đê mê, mọi thú vui hưởng lạc, xin trả lại cho thành phố sau lưng. Nay “giày xô tôi đi hằn lá cỏ” để “trấn quân thù”. “Giày xô” thực ra là giày sault hay còn gọi là giày Botte De Sault, là một loại giày cao cổ được dùng trong quân đội mà thường là dành cho binh sĩ Miền Nam. Nhưng vì để dễ hát, nhiều ca sĩ vẫn hát là “giày xô”.
Rời xa kinh đô, người lính khoác lên mình chiến phục, đi trên đôi giày lính và chấp hành một nghĩa vụ thiêng liêng là “trấn quân thù ngày đêm tỏ mặt”. Bỏ lại những đam mê trụy lạc, bỏ lại thành phố sau lưng, bỏ lại một phần ba cuộc đời hoang phế. Giờ đây người lính bắt đầu một cuộc sống mới, một cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương, mang trong mình một lý tưởng của người lính quân khu, chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ nước nhà.
“Thành phố sau lưng” tuy chỉ là một nhạc khúc ngắn, nhưng hình ảnh người lính được nhạc sĩ Hàn Châu khắc họa rất rõ nét. Bài hát khắc họa hai hình ảnh đối lập trước và sau khi vào quân đội của chàng trai. Một chàng trai chỉ sống cho bản thân, đam mê bên những thú vui xa hoa trụy lạc và một người lính chấp nhận hy sinh, khó khăn gian khổ mà chiến đấu bảo vệ đất nước.
Trích lời bài hát Thành Phố Sau Lưng:
Khi vũ trụ lên đèn thành phố ngả nghiêng men rượu say mèm.
Tuổi thơ đi hoang nghìn đêm trốn ngủ.
Phần ba tuổi đời hoang phế sau lưng.
Nay góp mặt góp lời làm lính mà thôi đối diện đây rồi.
Từng đêm quê hương đạn bay súng nổ,
hỏa châu sáng tỏ những khuôn mặt người yêu phố thị.
Ngày nào đó tôi còn thèm ánh sáng kinh đô,
thèm ly bia qua tiếng nhạc mơ hồ,
cùng ngàn nụ cười ánh mắt giai nhân.
Nay trả lại cho người thành phố sau lưng môi ngọt rượu nồng,
Giày xô (sault) tôi đi hằn trên lá cỏ,
Đồn xa tôi ở trấn quân thù ngày đêm tỏ mặt.
ch mà ngóng chờ dáng hình con trở về mái nhà xưa, chờ đợi ngày chiến tranh kết thúc rước con về với mẹ thương yêu.
“Ca dao Mẹ” luôn đong đầy cảm xúc, dù chỉ một lần nghe qua hay thụ cảm hàng ngàn lần thì cảm xúc vẫn như thế, vẫn bật khóc khi nhớ về Mẹ. Trên cõi luân hồi này, sẽ chẳng có người nào tốt hơn Mẹ, chẳng có bất kỳ ai chấp nhận vì ta mà hy sinh không mong cầu hồi đáp như Mẹ, dù là những nhóc tì mới sinh hay những người trưởng thành đều khao khát tình yêu từ Mẹ và trở nên bé bỏng trong mắt mẫu thân. Mẹ là người có thể sánh vai bất kỳ ai, là người này cũng có thể hóa thân thành một người khác nhưng lại chẳng có một ai thay thế được mẹ, làm tốt như mẹ. Nói đến “Ca dao Mẹ” thì không thể không nhắc đến danh ca Khánh Ly, người đã trình bày thành công nhạc khúc này dưới mưa, lấy đi nước mắt của hàng triệu con người. Và đến năm 1970, “Ca dao Mẹ” lại được dịch sang tiếng Nhật, cũng từ đây ta có thể khẳng định được sức lay động của ca khúc với khán giả trên toàn thế giới bằng ngôn từ sâu sắc, giai điệu sâu lắng dễ đi vào lòng người, thêm một chút ngọt ngào về tình yêu của Mẹ và những triết lý sâu xa.
Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn đong đưa võng buồn
Mẹ ngồi ru con mây qua đầu ghềnh lạy trời mưa tuôn
Lạy trời mưa tuôn cho đất sợi mềm hạt mầm vun lên
Mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình
Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn năm qua tuổi mòn
Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn
Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân
Một dòng sông trôi cuốn mãi về trời bấp bênh phận người
Điệp khúc:
Mẹ ngồi ru con tiếng hát lênh đênh
Mẹ ngồi ru con ru mây vào hồn
Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương
Mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng
Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn đong đưa phận mình
Mẹ ngồi ru con nghe đất gọi thầm trọn nợ lưu vong
Mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương
Tuổi còn bơ vơ thế giới hằn thù chiến tranh ngục tù