“Nghệ sĩ Ưu Tú” Út Bạch Lan: Từ một cô bé hát dạo vỉa hè đến “sầu nữ” cải lương nổi tiếng toàn miền Nam

Đăng ngày 20/07/2024

Là một cây đại thụ trong lĩnh vực nghệ thuật cải lương tuồng cổ miền Nam Việt Nam – Nghệ sĩ Út Bạch Lan đã chẳng còn xa lạ gì với những người yêu âm nhạc dân tộc. Nổi tiếng với những tác phẩm cải lương để đời nhưng sau bức màn nhung của cô chẳng hề yên bình như bao người như nhạc phẩm “Kiếp cầm ca” của nhạc sĩ Huỳnh Anh đã từng viết cho người nghệ sĩ cải lương. Trong suốt cuộc đời theo đuổi sự nghiệp “cầm ca” của mình, “sầu nữ Út Bạch Lan” được yêu mến bởi chất giọng trữ tình, lối cư xử nhân ái và nhẹ nhàng cùng những hoạt động thiện nguyện. Vậy nên đêm 4/11/2016, cô qua đời đã để lại cho biết bao anh em nghệ sĩ, đồng nghiệp, người hâm nỗi luyến tiếc khôn nguôi về một người nghệ sĩ “nhân cách vàng”. Kiếp đời như chuỗi mộng sầu của nghệ sĩ ưu tú Út Bạch Lan

Nhắc đến nghệ sĩ Út Bạch Lan, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến danh xưng “sầu nữ” của làng nghệ thuật Việt. Bởi vì mỗi lần bà xuất hiện trên sân kahaus là mỗi lần lấy đi nước mắt của khán giả, gợi cho người nghe những cung bậc cảm xúc đầy cao trào, nhưng bi ai khắc khoải như chính cuộc sống ccuar mình.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan từng chia sẻ: Tôi thích được gọi là “sầu nữ”

Út Bạch Lan sinh năm 1935, tên thật là Đặng Thị Hai, quê tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mồ côi cha, hai mẹ con nàng Út phải đi làm thuê làm mướn quanh khu vực chợ Bình Tây để sinh sống qua ngày. Từ nhỏ đã sớm phải chịu đựng cuộc sống vất vả, nghèo khó “lớn bên hông chợ, ngủ trên thớ thịt” và tuổi thơ là chuỗi ngày tha hương khắp khu chợ “phụ người trong chợ bán chanh, bán ớt”.

Sự nghiệp âm nhạc và vững bước trên con đường cải lương của bà là cùng với danh cầm Vĩ Văn hát dạo ở khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Vĩ Văn đánh đàn, bà hát và may mắn nhờ sở hữu chất giọng thiên phú nên được người người đánh giá cao. Tiến đồn về giọng hát mê người của cô bé hát dạo đã khiến cô Năm Cần Thơ tò mò và lần tới nghe hát, cũng từ đây mà bước ngoặt cuộc đời mở ra khi cô Năm Cần Thơ mời hai người lên Đài phát thanh Pháp Á thu bài “Trọng Thủy – Mỵ Châu” rồi chính thức ký hợp đồng làm việc cho đài. Từ một cô bé hát rong vỉa hè năm nào, bé Út đã trở thành một cô đào hát cải lương, đứng dưới ánh đèn sân khấu lung linh đầy màu, cất lên giọng ca buồn và giàu cảm xúc nổi tiếng khắp miền Nam. Cũng từ đây mà nghệ danh “Út Bạch Lan” ra đời.

Từ giữa những năm của thập niên 50, nghệ sĩ Út Bạch Lan bắt đầu được giới báo chí chú ý đến và khán giả theo dõi nhiều hơn qua vở dã sử “Đồ bàn di hận” trên sân khấu Thanh Minh. Không ngừng khổ luyện khả năng diễn xúc, trau chuốt những kỹ thuật ca ngâm, sáng tạo thêm nét mới và cách truyền đạt cảm xúc cũng như lấy đi nước mắt của khán giả với những vai diễn bi sầu. Nghệ sĩ Út Bạch Lan đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí của khán giả qua nhiều  vai diễn và vở diễn khác nhau: “Dưới hàng phượng vỹ”, “Thuyền ra cửa biển”, “Nước chảy qua cầu”, “Nhớ rừng”, “Thiên Thần trên thiết mã”, “Chén cơm đô thành”, “Áo trắng nàng Mộng Trinh”, “Nửa bản tình ca”, “Nửa đời hương phấn”, “Chưa tắt lửa lòng”…Đặc biệt, vai cô lái đò trong vở “Tình tráng sĩ” là vai diễn giúp bà thành danh trên sân khấu cải lương những năm 1960. Còn vai chị Hằng trong vở “Con gái Chị Hằng” (Hà Triều – Hoa Phượng) chính là “vai diễn vàng” đưa “sầu nữ” Út Bạch Lan đạt tới đỉnh cao xinh quang khi hóa thân trong bi kịch của một người mẹ hết dạ thương con nhưng những bước đi sai lầm đã đưa bà đến cái chết bi thảm và bỏ lại đứa con nhỏ dại khờ. Kiếp đời như chuỗi mộng sầu của nghệ sĩ ưu tú Út Bạch Lan

Trong sự nghiệp, Út Bạch Lan ký hợp đồng về hát cho Đoàn Kim Chưởng với nghệ sĩ Thành Được và ngoài ra, bà còn từng giữ chức trưởng đoàn cải lương Long An. Thời ở đoàn Kim Chưởng, nghệ sĩ Út Bạch Lan và Thành Được từng là cặp đào kép ăn ý, được khán giả yêu mến, cặp đôi làm rạng rỡ danh tiếng sân khấu Kim Chưởng một thời. Bà và nghệ sĩ Thành Được cũng ăn ý mà làm nên thương hiệu của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, sau đó, quyết định sánh duyên cùng nghệ sĩ Thành Được. Nhưng sau cùng, cuộc vui nào không tan cuộc tình nào chẳng tàn, bà phải nuôi 4 đứa con của chồng. Dù nuôi con riêng của chồng, nhưng bà vẫn yêu thương và chăm sóc như con ruột, vẫn sẵn lòng trao trả cho mẹ của bọn trẻ nếu cô ấy có quay lại “đòi” con. Những nỗi đau về tình duyên cùng cuộc sống càng khiến bà trở nên trầm lặng hơn và khép mình sau ánh đèn sân khấu. Có lẽ, thêm những áp lực, thêm những u buồn trong cảm xúc khi nghĩ về gia đình mà người nghệ sĩ tài hoa nhanh chóng hòa mình vào câu chuyện của nhân vật, hát như rút hết ruột gan để lòng được nhẹ nỗi u hoài.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan được công chúng mến mộ dành tặng cho nhiều danh hiệu như “Đệ nhất đào thương”, “Nữ hoàng vọng cổ”, “Sầu nữ”… Khi nhắc về danh hiệu “Sầu nữ Út Bạch Lan”, bà từng chia sẻ trong bài phỏng vấn: “Tôi thích được gọi là “sầu nữ” vì nó gợi nên hình ảnh đẹp của một đào thương trên sân khấu, nhưng không có nghĩa ngoài cuộc đời tôi lúc nào cũng buồn bã, u sầu. Cuộc đời một con người bình thường vốn dĩ có lắm nỗi niềm, huống chi đời người nghệ sĩ thì tránh sao khỏi không có lúc đau buồn, sướng khổ. Nhưng nhìn lại cả chặng đường dài đã qua, tôi thấy mình có nhiều niềm vui hơn là nỗi buồn. Tôi không muốn nói về nỗi buồn trong quá khứ mà luôn vui với hiện tại”.

Từ chối làm đơn xin phong tặng “Nghệ sĩ nhân dân”

Là một ngôi sao thành danh và sống một cuộc đời vàng son trên sân khấu cải lương miền Nam Việt Nam, sinh thời, nghệ sĩ Út Bạch Lan từng trải lòng mình trong một bài phỏng vấn khi hồi tưởng về một thời vàng son:

“Tôi luôn luôn giữ trong lòng mình hình ảnh đẹp của sân khấu cải lương một thời. Để có được giai đoạn vàng son đó, cả một tập thể nghệ sĩ, họa sĩ, soạn giả, người lo phục trang, âm thanh, ánh sáng, hậu đài, ông bầu bà bầu các gánh hát… đều sống chết trọn vẹn với nghề. Những người thầy thì tận tâm truyền đạt kinh nghiệm ca diễn cho học trò. Người soạn giả thì dốc tâm lực để viết nên vở tuồng hay, đi vào lòng người xem. Nghệ sĩ trình diễn thì hết mình khi hóa thân vào từng nhân vật…”.

Không chỉ là một cây đại thụ trong nghệ thuật tuồng cổ, là một ngôi sao sáng giá của nghệ thuật sân khấu cải lương; nghệ sĩ Út Bạch Lan còn là một người đào tạo có tâm, một người thầy dìu dắt và nâng đỡ lớp trẻ làm nghề, lúc nào cũng tận tình và tận tụy, chẳng tính toan điều gì. Những nghệ sĩ trẻ theo chân bà, vẫn luôn ghi nhớ hình ảnh tươi đẹp về một người “thầy” với cách thức chỉ dạy hết sức nhẹ nhàng của bà: “Út nói nghe nè…”. Trong số đó có nhiều nghệ sĩ như Mỹ Thu, Ngân Vương, Phương Hồng Thủy đã được nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.

Bà được người trong giới yêu mến với lối sống mộc mạc và chân thành, học trò của bà rất thương mến gọi bà với danh xưng thân thuộc và gần gũi – “Má Út”, khi nghe tin bà qua đời, nghệ sĩ Gia Bảo đã buồn bã viết trên trang cá nhân: “Trời ơi! Con không tin điều đó là sự thật! Vậy là bà Út đã đi rồi sao? Cuộc đời mong manh quá… Con sinh sau đẻ muộn nhưng cũng may mắn có được những kỷ niệm với bà Út! Con cám ơn bà Út đã giúp con… Xin cúi đầu tiễn đưa NSƯT Út Bạch Lan về cõi Phật!”.Đệ nhất đào thương” Út Bạch Lan - 70 năm cất tiếng ca say lòng | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Được biết, trong đợt xét duyệt trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân Dân” vào tháng 7/2015, NSƯT Út Bạch Lan đã từ chối đề nghị điền vào đơn xin phong tặng và bà muốn giữ cho mình danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu Tú”. Bà chia sẻ: “Cách đây khoảng ba năm, cũng có đại diện của cơ quan chức năng đến tận nhà đưa tôi các hồ sơ điền vào đơn xin, nhưng tôi từ chối. Tôi tự thấy mình cao tuổi rồi, không còn làm được gì nhiều cho sân khấu, chỉ biết đóng góp những việc trong khả năng mình có thể. Vì vậy, tôi không dám viết đơn xin danh hiệu.

Nữ danh ca làng cải lương miền nam bộc bạch khi biết NSND Kim Cương xin đặc cách cho mình nhận danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”: “Khán giả hay giới chuyên môn trao cho tôi danh hiệu nào, tôi sẽ nhận danh hiệu đó. Hàng chục năm đứng trên sân khấu, tôi được tặng nhiều cái tên như: Đệ nhất đào thương, Nữ hoàng vọng cổ, Vương nữ Sương chiều, Sầu nữ… Trong số đó, tôi thích nhất được khán giả gọi với cái tên “sầu nữ” chứ không phải là danh hiệu nào khác”.

Miệt mài làm từ thiện, gắn bó với sân khấu tới cuối đời

Những năm tháng cuối đời, bà lựa chọn quay về với cửa Phật, nhưng không phải kiểu “xuống tóc quy y”, mà ngày chọn sân chùa làm sân khấu, hát những trích đoạn về Phật để lấy tiền làm từ thiện, trùng tu sửa chữa chùa chiền, đêm đêm gõ mõ tụng kinh để tâm tình thanh tịnh. Niềm vui lớn nhất ở cái tuổi xế chiều, NSƯT Út Bạch Lan thường cùng anh chị em trong nhóm từ thiện của mình biểu diễn gây quỹ, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Sau những nỗi đau buồn về cuộc đời, Nghệ sĩ Út Bạch Lan rất có niềm tin vào Phật pháp, bà thọ Tam Quy Ngũ Giới với thầy bổn sư là cố trụ trì Thích Minh Phát. Bà vui với cuộc sống an nhàn và chay tịnh đơn giản, miệt mài đem lời ca tiếng hát cống hiến hết cho đời và làm việc phước đức. “Sầu nữ” từng tâm sự: “”Có đi tận nơi, thấy được nỗi khổ của mọi người. Mới giật mình nhận ra mình có phước vô cùng. Ấy vậy mà đôi khi còn không biết hưởng, còn sinh ra lắm chuyện. Út đi nhiều, thấy nhiều nên bây giờ ai nói Út hà tiện Út chịu vì thấy xung quanh người ta còn cơ khổ quá mà mình ăn xài phung phí thì tội lắm. Hồi trẻ không biết, đua đòi nhiều, ai có gì mình phải có nấy. Bây giờ cơm ăn mỗi bữa, áo mặc mỗi ngày… Út đều thầm tạ ơn trời đất đã cho mình có may mắn hơn người.”

Cho tới tận những ngày cuối đời dù mang trong mình nhiều bệnh nan y, nghệ sĩ Út Bạch Lan vẫn rất miệt bài tham gia các hoạt động của sân khấu cải lương. Cuối tháng 10 vừa qua, bà vẫn còn tập diễn cho vở “Mẹ ngồi sàng gạo” tại Rạp Công Nhân, TP.HCM. Sau buổi tập bà yếu hơn và nằm ở nhà đến khi qua đời đêm 4.11.2016.

Trước lúc ra đi, bà từng có ước nguyện rằng, có thể đầu tư xây dựng một sân khấu thật đẹp để các thế hệ nghệ sĩ có thể làm sống lại nghệ thuật sân khấu cải lương một thời. Bà còn nói vui rằng: “Nếu trúng 6 – 7, tôi sẽ làm điều đó. Nếu thấy lại được cảnh đó, tôi có mất chắc cũng mãn nguyện”.

Ngoài hoạt động nghệ thuật, nữ nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan còn là người sáng lập nhóm từ thiện “Hoa lan trắng” (đây cũng tên của một bài hát mà NSND Viễn Châu viết tặng riêng  cho bà).