Cảm nhận ca khúc “Sài Gòn” – Một Saigon xưa sôi động và nhộn nhịp tươi đẹp xứng đáng với tên gọi Thành Phố Hoa Lệ

Đăng ngày 20/07/2024

Trong cuộc sống hiện tại, Sài Gòn trong chúng ta lúc nào cũng hối hả, nhộn nhịp với sức sống tiềm tàng, với từng khía cạnh không bao giờ yên tĩnh. Đã bao giờ bạn thử nhắm mắt lại hòa mình trong dòng người vội vã từ muôn nẻo đường đổ về thành phố ấy, có bao giờ bạn tản bộ trên một con phố Sài Gòn để cảm nhận nhịp sống sôi động, tìm lại một chút riêng tư, để ngắm nhìn, để thêm yêu, thêm tự hào về thành phố Sài Gòn. Và để cảm nhận rõ nét hơn, chân thật hơn cái gọi là nhộn nhịp, tươi đẹp của một thành phố hoa lệ thì có lẽ không có từ ngữ nào diễn tả hết được như ca khúc “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân đã từng cho ra đời hơn nửa thế kỉ nay.

Ca khúc “Sài Gòn” được nhạc sĩ Y Vân sáng tác và cho in ấn lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1965. Ca khúc được viết với giai điệu “cha cha cha” rộn ràng như chính nhịp sống của Sài Gòn, âm thể trưởng vui tươi, âm điệu dễ nghe dễ hát dễ nhớ đã làm bài hát trở thành biểu tượng của thành phố. Tên chính thức của bài hát đúng ra mang tên là  “Sài Gòn” nhưng có lẽ câu hát cuối của bài hát quá ấn tượng như những lời ca thán ngưỡng mộ của bất kỳ ai khi ghé qua vùng đất Sài Gòn nên dần dần mọi người quen gọi ca khúc bất hủ này với một cái tên thân thương hơn đó là “Sài Gòn đẹp lắm!”.Cẩm nang du lịch Sài Gòn từ A-Z: Từ “Hòn ngọc Viễn Đông” đến “thành phố không ngủ”

“Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,

Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay

Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này

Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!…”

Có lẽ nguồn cảm hứng của nhạc sĩ Y Vân khi sáng tác ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm” đó chính là khi ông ở bờ sông Sài Gòn ngắm nhìn một Sài Gòn nhuộm màu “nắng chiều”, mọi người hối hả, diện “áo dài thấp thoáng” ở khắp nơi, khung cảnh Sài Gòn cứ nhộn nhịp, tấp nập “nối chân nhau” bước đi.

Khung cảnh Sài Gòn xô bồ thật đấy, có phức tạp thật đấy, nhưng nếu nhìn một cách tích cực, cảm nhận một cách cởi mở hơn thì mảnh đất này chứa bao điều đáng yêu, thân thương mà khi chúng ta chịu mở lòng để cảm nhận hơn nữa, thì bỗng nhiên Sài Gòn từ mảnh đất lạ bỗng hóa thân thương thật nhiều. Nếu như ai đó chưa biết lý giải tình yêu của mình, chưa cảm nhận được vẻ đẹp, điều tự hào với Sài Gòn, hãy thử một lần dừng chân trên bến Bạch Đằng, để cảm nhận ca từ mà nhạc sĩ Y Vân đã dành tặng Hòn ngọc Viễn đông: “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài gòn ơi!

“…Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau

Người ra thăm bến câu chào nói lao xao

Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui

Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!…”

Mọi người dân Sài Gòn có một đặc điểm chung rất giống nhau đó là mọi người rất nhiệt tình, và rất gần gũi. Cứ như là đã gặp nhau từ bao giờ mọi người cứ thế niềm nở, tiếp đón nhau từ mọi nẻo đường, cảm giác rất thân quen, ai vừa đặt chân đến đều cứ ngỡ là đã ở sống ở đây từ rất lâu, cảm giác rất gần gũi, thân thương. Đó chắc cũng là lý do mà Sài Gòn luôn tấp nập, đông đúc đến vậy.

Sài Gòn không thơ mộng, lãng mạn như những vùng đất khác nhưng nó lại đem đến cho ta nhiều suy nghĩ. Một thành phố trẻ năng động và nhộn nhịp. Cuộc sống tất bật và lo toan đã khiến cho con người cảm thấy mỏi mệt đôi khi chỉ muốn thoát khỏi thật nhanh cái ồn ào và bụi bặm của thành phố đông đúc, chật hẹp hiện tại. Nhưng tôi biết rằng đằng sau tất cả những đối lập ấy là tình yêu bền vững, thuỷ chung với thành phố.Top 10 Bản Nhạc Tuyệt Vời Về Thành Phố Hồ Chí Minh - Mytour.vn

“…Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca

Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa.

Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai

Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”

Chẳng thể nào giải thích được lý do gì mà Sài Gòn khiến tác giả và những ai đi xa cũng phải nặng lòng nhớ đến, một lòng say mê Sài Gòn mãnh liệt. Nó giống như một cái gì đó đẹp đẽ khiến chúng ta tự hào khi ở cạnh và khi được nhắc đến. Đôi khi chính sự huyên náo, nhộn nhịp của Sài Gòn lại chính là dấu ấn đặc biệt để hình thành nên nỗi nhớ. Chỉ là khi đi xa Sài Gòn mới hiểu được tình yêu mình dành cho thành phố này đã trở thành máu thịt.

Cũng giống như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng diễn tả một nỗi nhớ của mình khi đi xa mảnh đất mà ông đã từng gắn bó rất lâu:

“…Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn…”

Sài Gòn là một thành phố luôn sôi động, nhộn nhịp chất ngất thứ men say kỳ lạ. Thành phố phóng khoáng, rộng rãi, thân quen luôn dang tay chào đón tất cả những người chọn nó làm nơi trú ngụ. Người ta yêu Sài Gòn ở thời tiết thất thường, đỏng đảnh: mới nắng chói chang, gắt gỏng đó, lại đã mưa rào rào. Họ yêu cả những đợt triều cường, phố xá thành sông, yêu cái tấp nập, tan tầm kẹt xe, yêu những gánh nặng lo toan của người mưu sinh trên phố…Ca khúc "Sài Gòn có góc phố" của người con đi xa - Tuổi Trẻ Online

“SÀI GÒN” ĐẸP LẮM “SÀI GÒN” ƠI, “SÀI GÒN” ƠI!

Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !

Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Người ra thăm bến câu chào nói lao xao
Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !

Lá la la lá la
Lá la la lá la
Tiếng cười cùng gió chan hòa niềm vui say sưa.
Lá la la lá la
Lá la la lá la
Ôi đời đẹp quá, tràn bao ý thơ.

Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca
Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa.
Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !