Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Vào năm 1940, ông cùng gia đình mình vào thành phố Sài Gòn sinh sống. Và sau khi học xong trung học, ông vinh dự được mời hát cho hai hãng đĩa Béka và Asia. Thời kì đỉnh cao của sự nghiệp ca sĩ, ông rất thường xuyên hát trên đài phát thanh Pháp Á chung với ca sĩ Minh Diệu – Là vợ ông sau này. Duyên phận đã để cho hai người gặp nhau khi sinh hoạt tại các đài phát thanh Huế và Pháp – Á. Ông là một trong số những nhạc sĩ tài ba của Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Từ cuối năm 1949 đến 1955, ông bắt đầu viết nhạc lấy bút hiệu Tiến Đạt và Thúc Đăng. Một trong số những ca khúc rất nổi tiếng của ông như: Ngày xưa anh nói, Sương lạnh chiều Đông, Dấu chân kỷ niệm… Hay những tuyệt phẩm đồng sáng tác với nhạc sĩ Hoài Linh như: Nhớ một người, Nỗi buồn gác trọ… Năm 1958, Mạnh Phát đóng vai chính trong bộ phim “Tình Quê Ý Nhạc” và đó cũng chính là tên ca khúc của chính ông sáng tác. Những ca khúc của ông đã quá đặc biệt mà bất kỳ những ai yêu nhạc không thể không biết đến. Ông và Minh Diệu là thế hệ ca sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
Ca khúc “Vọng Gác Đêm Sương” cũng là một trong số những tuyệt phẩm để lại cho đời của nhạc sĩ Mạnh Phát được viết vào khoảng đầu thập niên 1960. Ca khúc đã thành công vang dội khi kể về tình yêu nhẹ nhàng, chứa đựng những khát khao tương phùng của một người lính đang trên đường ra trận lúc tuổi còn đôi mươi, phải tạm gác lại những mộng mơ thời trẻ tuổi. Với quyết tâm bảo vệ tổ quốc, có khói thuốc với tay ѕúиɢ là bạn, đêm vọng gác thương nhớ về người em xa xưa. Mơ ước một ngày đất nước hòa bình để những nỗi niềm nhung nhớ sẽ không còn nữa thay vào đó sẽ là “ Lối xưa đón mời ước vọng nên lời bàn tay trong tay”.
Bằng một câu mở đầu hết sức ấn tượng “Buông khói gây thơ tôi kể người nghe một chuyện tâm tình”. Rằng là sau đó chắc hẳn sẽ là một câu chuyện tình yêu đẹp mà ai ai cũng trông chờ để nghe tiếp những ca từ sau đó! Chắc hẳn sẽ là một câu chuyện ý nghĩa.
Mặc dù bài hát được đông đảo rất nhiều người nghe cũng như là nhiều ca sĩ thể hiện ca khúc nhưng đa số đều nghe sai cũng như là hát sai câu đầu tiên phải là “buông khói gây thơ” nhưng đa phần đều hát thành “ buông khói ngây thơ” nghe rất là tối nghĩa.
Chuyện tình thuở đôi mươi còn chưa kịp chớm nở, chưa kịp yêu thương, chưa kịp trao cho nhau cái nắm tay nhẹ nhàng, thậm chí chưa hẹn hò bao giờ. Nghe thật xót xa khi trong độ tuổi yêu thương, độ tuổi còn mộng mơ, trong sáng. Có chăng chàng trai sợ rằng bản thân còn mang nợ đất nước, một cái ngày gọi là hòa bình, lỡ buông lời yêu thương đến lúc tình cảm sâu nặng thì phải làm sao? Lỡ như người con gái cũng đem lòng thương nhớ anh, rồi anh lại không thể ở gần chăm sóc có phải khổ cho người con gái kia, còn đang độ tuổi hồn nhiên. Không vì cảm xúc của bản thân mà làm tổn thương người con gái khác, nên chàng bèn giấu nhẹm đi chút tình cảm phong kín tâm tư, mình anh gói đời trai vào mộng đăng trình, lặng lẽ gói ghém hành trang lên đường bảo vệ tổ quốc. Rời xa quê hương vào chiến trường mà không một lời từ biệt.
“…Thuở học trò còn buồn vu vơ
Thức bao đêm làm thơ rồi đợi chờ
Hoa trắng len vào khung cửa nhỏ
Ngỡ thầm là người thơ qua trong mơ
Phút vấn vương bàng hoàng hơi sương
Nửa vầng trăng vọng gác đêm trường
Trăng còn in trên gối chiếc
Thì còn nhiều thắm thiết
Và mơ ước thêm nhiều…”
Ngồi nhớ lại những kỉ niệm thời học trò mang nỗi buồn vu vơ, thức bao đêm làm thơ rồi lại ngồi đợi chờ, trái tim luôn mang nỗi niềm thổn thức bởi những rung động đầu. “Hoa trắng len vào khung cửa nhỏ. Ngỡ thầm là người thơ qua trong mơ” đến nỗi đêm trường về cũng mơ thấy người thương len vào những giấc ngủ chập chờn. Nửa vầng trăng vọng gác đêm trường anh chợt tỉnh giữa cơn mơ, nhìn lên vầng trăng còn in trên gối trong lúc đang nhớ về ngày cũ, chợt nhận ra thực tại.
“…Mơ ước mai đây . . . đem nửa vầng trăng về làm trăng đầy
Lối xưa đón mời . . . ước vọng nên lời bàn tay trong tay
Đêm trắng hoen sương . . . tôi giấu niềm thương tận cùng tâm hồn
Nắng ấm lên rồi . . . cạn đêm gác ѕúиɢ thôi kể chuyện xưa…..”
Mơ ước nhỏ nhoi đem nửa vầng trăng về làm trăng đầy. Lối xưa ngày nào đón mời, giải bày cảm xúc để rồi tay trong tay đến cuối cuộc đời. Đêm trắng hoen sương, người chiến sĩ vội giấu niềm thương vào sâu tận tâm hồn. Gác lại chuyện xưa, nắng cũng đã lên, lại tiếp tục cuộc hành trình bảo vệ tổ quốc thân yêu này…
Nhạc sĩ Mạnh Phát đã viết nên giai điệu lời bài hát “Vọng gác đêm sương” vô cùng ngọt ngào mang tới nhiều cảm xúc chạm đến trái tim người nghe nhạc. Bài hát được rất nhiều ca sĩ thể hiện nhưng ở mỗi giọng ca lại mang đến sự mới mẻ và cảm xúc khác nhau khiến bài hát mang nhiều màu sắc đặc biệt hơn
Trích lời bài hát Vọng Gác Đêm Sương của nhạc sĩ Mạnh Phát:
Buông khói gây thưa . . . tôi kể người nghe một chuyện tâm tình
Nửa đêm giá lạnh . . . bỗng nghe ấm một tình thương trong tim
Sương rớt trên vai . . . qua ngõ hồn trai vào lòng đêm dài
Gác ѕúиɢ biên thùy . . . một cơn gió hút khơi chuyện ngày qua
Xưa lúc xa xưa . . . tôi có người em tuổi đẹp trăng tròn
Tuy rằng không gặp . . . không hẹn bao giờ và chưa yêu thương
Phong kín tâm tư . . . tôi gói đời trai vào mộng đăng trình
Giữa buổi trăng rằm . . . rời xa gác ấm không hề gặp nhau
DK:
Thuở học trò còn buồn vu vơ
Thức bao đêm làm thơ rồi đợi chờ
Hoa trắng len vào khung cửa nhỏ
Ngỡ thầm là người thơ qua trong mơ
Phút vấn vương bàng hoàng hơi sương
Nửa vầng trăng vọng gác đêm trường
Trăng còn in trên gối chiếc
Thì còn nhiều thắm thiết
Và mơ ước thêm nhiều
Mơ ước mai đây . . . đem nửa vầng trăng về làm trăng đầy
Lối xưa đón mời . . . ước vọng nên lời bàn tay trong tay
Đêm trắng hoen sương . . . tôi giấu niềm thương tận cùng tâm hồn
Nắng ấm lên rồi . . . cạn đêm gác ѕúиɢ thôi kể chuyện xưa . . .