Nhạc sĩ Văn Phụng sinh năm 1930 tại Hà Nội trọng một gia đình có 8 người con, ông là người thứ hai. Thời đó do ông có năng khiếu đặc biệt về nền tân nhạc, lại được học đàn dương cầm từ nhỏ nên ông được các giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng chỉ bảo tận tình. Năm 15 tuổi Văn Phụng nổi đình nổi đám khi đạt giải nhất độc tấu dương cầm trong cuộc thi tại Nhà hát lớn Hà Nội với tác phẩm “La Prière d’Une Vierge”.16 tuổi ông đã thi đậu tú tài. Ngặt nỗi bố của ông lại quá nghiêm khắc cấm không cho ông đi theo phường “xướng ca vô loài” mà muốn con mình theo ngành y, nhưng Văn Phụng theo học ngành y chỉ được một năm rồi bỏ học đi theo tiếng gọi của con tim.Năm 1948, Văn Phụng cho ra đời tác phẩm đầu tay Ô mê ly với tiết tấu sôi động, phấn chấn yêu đời.
Một ngày cuối hạ,Hải Phòng ngợp bóng phượng và tiếng ve, chàng nhạc sĩ Văn Phụng ghé thăm người chủ cho thuê nhà ở Hải Phòng và tình cờ nghe tiếng piano văng vẳng trên lầu. Những âm thanh vang vọng đầy luyến ái đã dẫn lối ông bước lên lầu. Hiện ra trước mắt chàng trai là một thiếu nữ đang hong tóc và thả những thanh âm thánh thót trên phím dương cầm. “Suối tóc”- Văn Phụng thốt lên và đó cũng là lúc mũi tên thần Cupid bắn trúng hai người và nhạc phẩm “Suối tóc” cũng ra đời từ đó- đánh dấu tình yêu sét đánh của hai người lần đầu gặp gỡ đó.
Tìm cho thấy liễu xanh- xanh lả lơi
Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai
Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai
Anh với em một đêm thu êm ái
Hoàn cảnh tác giả và người yêu gặp nhau là vào một đêm sắp sang thu với tiết trời mát mẻ. Tác giả được tiếng nhạc dương cầm dẫn lối đến gặp cô gái, người đang xõa mái tóc dài như một dòng suối và tay đang lả lướt trên phím đàn dương cầm. Khi đó, tác giả như bị 1 cú sét đánh và thốt lên “ suối tóc”. Không chỉ tác giả mà cả cô gái cũng bị sét đánh bởi anh chàng nhạc sĩ điển trai, họ yêu nhau và mến nhau ngay từ lần gặp đầu tiên “Khóe mắt u hoài hình bóng ai”
Người em gái đứng im trong hồi lâu
Anh ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu
Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau
Như chúng ta đôi lần hàn gắn thương yêu
Đôi trai gái đứng nhìn nhau trong chốc lát không nói được câu nào. Cô gái cũng đứng im lặng và sững sờ trong hồi lâu. Chàng trai phải mở lời trước “xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau”. Ý của tác giả là dù là lần đầu tiên gặp nhau nhưng họ đã biết họ sinh ra là của nhau.
Anh muốn đưa em qua miền dòng núi xanh
Chúng ta cùng thăm con suối dịu êm
Nhưng thiên nhiên không êm như tóc huyền
Nhưng thu qua không trong như mắt em
Chàng trai muốn đưa cô gái đi khắp mọi miền đất nước ngắm cảnh và hòa mình vào thiên nhiên. Họ cùng nhau đi ngắm “ miền dòng núi xanh”, “cùng thăm con suối dịu êm”. Tác giả miêu tả thiên nhiên rất đẹp, rất hữu tình nhưng lại không đẹp bằng người yêu của ông. Dòng suối không chảy êm ái như mái tóc của cô gái, mùa thu không trong veo như mắt cô nữa. Cho thấy trong mắt tác giả người yêu của mình là đẹp nhất, thiên nhiên hùng vĩ cũng không đọ lại với vẻ đẹp của cô.
Lòng anh muốn viết lên đôi vần thơ
Hay cung đàn cùng nét bút tranh hoa
Xin em biết nhé cho tình hai chúng ta
Trong ý thơ cung đàn và suối tóc mơ
Tác giả muốn viết lên bài thơ, muốn đánh bài nhạc hay vẽ lên bức tranh về chuyện tình của ông. Tình cảm này bằng lời thì không thể nói ra hết. Trái tim của ông như bị loạn nhịp khi lần đầu gặp cô gái. Tình cảm đó nhiều như thế nào chỉ có thể cho cô gái biết “trong cung đàn và suối tóc mơ”.
Hoàn cảnh ra đời của bài hát gắn liền với chuyện tình trắc trở và nhiều sóng gió của Văn Phụng và Châu Hà – tên cô gái. Họ yêu nhau từ thuở thanh xuân, đến khi tóc gần điểm bạc mới chính thức trở thành vợ chồng. Ban đầu họ không lấy được nhau do sự cấm cản của hai bên gia đình,gia đình họ đều không thích nghề hát, họ gọi nghề hát là phường “xướng ca vô loài”
Đôi trai gái quấn quýt bên nhau được một thời gian thì bố của Văn Phùng tìm đủ mọi cách để ly gián tình yêu của con trai mình. Biết được gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà uất ức đi lấy chồng và vào Sài Gòn sinh sống tránh xa một quá khứ với tình yêu đẹp nhưng buồn.Châu Hà đi rồi, một thời gian sau Văn Phụng cũng đc bố mẹ lấy vợ. Ông có 2 người con gái với người vợ này.Nhưng tình xưa thì đâu dễ quên, Tất cả những nỗi nhớ thương đều được ông đưa vào các ca khúc của mình. “Tìm đâu thấy liều xanh – xanh lả lơi,”Hay đi tìm dòng suối trên vai”, “Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai”. Tôi thấy em một đêm thu êm ái…Người em gái đứng im trong hồi lâu.”Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu. Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau.Như chúng ta đôi lần hàn gắn thương yêu”. Sau năm 1954, họ gặp lại nhau trong khi cả hai đều đã có gia đình và con cái. Gặp lại để thấy tình yêu cũ vẫn không nguôi.Tình càng giấu lòng càng vấn vương.
Ca khúc “Suối tóc” là một hợp lưu của ba dòng chảy :suối tóc, âm nhạc và thi ca(hoặc cả hai) đã làm nên giá trị đặc biệt của nhạc phẩm. “Suối tóc” cũng đã vượt khỏi ngưỡng của lãng quên của thời gian để trở thành bất tử.Đó chính là tình yêu sét đánh bị ép buộc phải chia ly nhưng cuối cùng thì trái tim của họ vẫn luôn hướng về nhau
Tìm cho thấy liễu xanh-xanh lả lơi
Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai
Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai
Anh với em một đêm thu êm ái
Người em gái đứng im trong hồi lâu
Anh ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu
Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau
Như chúng ta đôi lần hàng gắn thương yêu
Anh muốn đưa em qua miền giòng núi xanh
Chúng ta cùng thăm con suối dịu êm
Nhưng thiên nhiên không êm như tóc huyền
Nhưng thu qua không trong như đôi mắt em
Lòng anh muốn viết lên đôi vần thơ
Hay cung đàn cùng nét bút tranh hoa
Xin em biết nhé cho tình hai chúng ta
Trong ý thơ cung đàn và suối tóc mơ