“Đà Lạt hoàng hôn” (Minh Kỳ & Dạ Cầm) – Nhạc khúc dành cho những tâm hồn yêu màu tím mộng mơ

Đăng ngày 20/07/2024

Nhạc sĩ Minh Kỳ vốn sinh ra là một người con đất Nha Trang và cũng có rất nhiều ca khúc được ông gửi gắm tình yêu thương dành cho mảnh đất thân yêu ấy. Nhưng chẳng hiểu sao, khi nhắc đến Đà Lạt, người ta lại không thể không nhắc đến nhạc sĩ Minh Kỳ từ ca khúc “Chuyện tình bên hồ Than Thở”, “Đà Lạt hoàng hôn” đến nhạc phẩm “Thương về miền đất lạnh”, “Má hồng Đà Lạt”,…mỗi sáng tác đều lưu lại một dấu ấn khó phai trong lòng người yêu nhạc và yêu cả thành phố ngàn hoa – Đà Lạt.

Tông nhạc của nhạc sĩ Minh Kỳ vốn chủ yếu là dòng Bolero nhẹ nhàng và sâu lắng, ông đã lưu lại trong lòng khán giả nghe nhạc những cảm xúc về một Đà Lạt trầm lặng, u buồn cùng giai điệu chầm chậm. Và đặc biệt, những ca từ mà Minh Kỳ dành cho Đà Lạt dường như được ưu ái hơn nhiều, bởi nó mang một vẻ đẹp của sương mù, sự mộng mơ của những cuộc tình yêu tha thiết. Nếu chưa lần nào đặt chân đến Đà Lạt nhưng chỉ cần nghe ca khúc của Minh Kỳ thì ta vẫn có thể cảm nhận được một phố núi với sương mù bảng lảng, quởn quanh nơi chân mây xanh biếc, có những đồi thông xanh xanh, những đèo dốc quanh co và những câu chuyện tình da diết nhưng đầy nỗi tuyệt vọng. Lời và nhạc trong sáng tác của ông như hòa nguyện vào nhau tạo thành một thứ hương vị bi thương, đi sâu vào lòng người nghe bởi sự chân thật và sâu lắng. Nhiều người vẫn bảo rằng, khi nghe nhạc của Minh Kỳ viết về Đà Lạt, bỗng nhiên bản thân cũng muốn được một lần đến đó, muốn một lần được hòa mình vào không gian mộng ảo nhưng u buồn ấy.

Đà Lạt hoàng hôn” là bài hát được nhạc sĩ Minh Kỳ lấy cảm hứng từ một thành phố ngàn hoa xinh đẹp, ca khúc có sự hỗ trợ của nhóm Lê Minh Bằng nên được ký dưới bút danh là Minh Kỳ và Dạ Cầm.Ca khúc "Đà Lạt Hoàng Hôn" (Minh Kỳ - Dạ Cầm) và nét đẹp của Đà Lạt thuở còn ban sơ

“Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ.

Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ.

Từng đôi đi trên phố vắng,

bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thua màn đêm….”

Đà Lạt đã khiến cho không biết nhiều du khách phải xiêu lòng mà xao xuyến trước cái u buồn của trời lam tím, vương vấn trên những dốc đồi đầy thông phủ xanh một mảng. Một khung cảnh thực thực ảo ảo cứ ru hồn du khách, khiến người ta không nỡ bước đi, mà phải dừng lại để “lắng nghe” hoàng hôn đang rơi dần. Những đôi tình nhân thì lúc nào cũng khẽ khàng và nhẹ nhàng, lo sợ một tiếng động lớn sẽ phá vỡ đi cái êm đềm của không khí mê hoặc ấy: “hoàng hôn thua màn đêm”, đây phải chẳng là sự chuyển mình từ chiều hoàng hôn lãng mạn sang màn đêm tĩnh mịch nhưng lại yêu kiều và mộng mơ.

Mở màn cho ca khúc là những âm điệu Bolero chậm rãi vang lên, nhạc sĩ Minh Kỳ đã phủ lên cho cả không gian một sắc màu u buồn nhưng lại đầy chất thơ lãng mạn. Chỉ bằng những câu hát đầu tiên, nhạc sĩ Minh Kỳ đã vẽ nên một bức tranh Đà Lạt đầy sương trong một khung trời tím mộng mơ, trên đường phố được thắp sáng bởi những ánh đèn lấp lánh soi bóng những cặp tình nhân đang mặn nồng tận hưởng cảm giác yêu đương. Tuy nhiên, người nhạc sĩ lại chỉ là người quan sát khung cảnh tuyệt đẹp ấy, ngắm nhìn người người hạnh phúc và vui vẻ mà lòng chợt nặng trĩu, chân bước những bước đi êm đềm giữa không gian tĩnh mịch và đắm mình trong biển trời lam tím của một Đà Lạt đầy sương mờ ảo. Lặng lẽ mang theo những suy tư, những ưu phiền để vẽ nên một bức phong thơ đầy thâm tình của kẻ cô đơn.3 điểm đặc sắc của Đà Lạt - Trải nghiệm từ Mytour.vn

“….Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông.

Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường

Giờ đây hơi sương giá buốt biết ai thương bước cô liêu

một người đi trong sương rơi…..”

Đứng tút trên triền dốc cao, ngắm nhìn xuống toàn cảnh đồi thông đang phủ một màu xanh mơn mởn lên khu phố núi. Có lẽ, chỉ có đứng thật cao ta mới có thể cảm nhận rõ ràng nỗi cô đơn khó người hiểu được, sự lẻ loi cứ chập chùng quanh quẩn khi sương giá đang bắt đầu phủ dần từng cơn rét buốt. “Biết ai thương bước cô liêu”, biết cùng ai sánh bước trên những con đường in đầy dấu chân của hoài niệm, nhìn người đi trong sương rơi mà cảm thấy lòng thêm lạnh giá, thêm phần cô tịch.

Đến Đà Lạt, có người thì để tham quan, để vui chơi, để du lịch cùng gia đình nhưng cũng có người vì muốn thả hồn vào những khoảng lặng của Đà Lạt, bỏ lại phía sau lưng sự xô bồ của cuộc sống thành thị. Người ta cứ đi xa, đi trong sự im ắng, đi trong cô đơn để rồi lạc đến nơi rừng thông tĩnh lặng, nhặt từng quả thông khô vẫn còn vương vãi trên nền đất ẩm thấp do sương mù. Ánh đèn đường mở lên, người người hòa mình vào sự nhộn nhịp đường phố, ai ai cũng vui lên, cũng phấn khởi lên sẽ chẳng ai còn nhớ đến có một người lặng lẽ bước những bước dạt về nơi xa.Đà Lạt Hoàng Hôn Tiếng Hát Thanh Tuyền & Cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn - YouTube

“….Đà Lạt ơi! Có nghe chăng Cam Ly

khóc tình đầu dang dở.

Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,

thêm sắt se tâm hồn

người đi trong bóng cô đơn…”

Thác Cam Ly, hồ Than Thở đều là những địa danh thắng cảnh nên thơ của Đà Lạt, đây cũng là nơi chứng kiến nhiều câu chuyện tình yêu đầy chua xót, và nhạc sĩ Minh Kỳ đã vô cùng khéo léo khi lồng ghép chúng vào ca khúc, mang lại một điệu Bolero không hoài cổ nhưng vẫn khiến người nghe cảm nhận được sự nhã nhặn và cổ kính bởi những giai thoại ngọt nhưng sầu. Từ Thác Cam Ly cho đến hồ Than Thở, hoài niệm về một câu chuyện tình dang dở nhưng lãng mạn của đôi uyên ương bị chia cách âm dương.

Đà Lạt chính là khung trời của kỷ niệm, là nơi chắp cánh cho những ước mộng bay xa, là nơi tình yêu được ươm mầm và chớm nở. Nhưng đến sau cùng thì hồ Xuân Hương, hồ Than Thở và cả thác Cam Ly lại trở thành nơi hoài niệm, nơi chất chứa những ký ức đau buồn, có lẽ nó không quá bi lụy nhưng cũng chẳng thể nào vui nổi khi đến thì lại cảm giác luyến lưu. Ngày nào nơi đây, đôi lứa hạnh phúc vui cười, giờ phút này chỉ còn một mình mình đơn độc, một mình mình cất từng bước chân lẻ loi.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ.

Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ.

Gần nhau, xa nhau mấy nỗi

Hỡi quê hương xứ sương rơi

Đà Lạt ơi! Đà Lạt ơi!”

Đà Lạt vốn được mệnh danh là thành phố ngàn hoa, đi đâu mà chẳng thấy hoa thấy lá, nơi nào mà không nhặt được cánh hoa rơi. Nhưng muốn nhặt loại hoa nào, muốn ngắm loại hoa nào cũng cần phải đúng thời gian hoa mới nở. Cũng như đôi tình lữ, hôm qua còn mặn nồng tha thiết, hôm nay lại cách biệt như những cánh hoa rơi. Nhặt lên đôi cánh hoa tròn vô thức, rồi chỉ biết mỉm cười khẽ khi chợt nhận ra: “gần nhau, xa nhau mấy nỗi…”, có níu kéo dường như cũng bằng thừa, chỉ biết xuôi theo tự nhiên để lòng được phần nào nhẹ gánh.

“Hỡi quê hương xứ sương rơi, Đà Lạt ơi! Đà Lạt ơi!” – sự réo rắt của tác giả khi gọi về thành phố sương mù, thành phố của những loài hoa làm người nghe cứ cảm thấy mơ hồ khi nhớ về một thành phố được phủ một tầng sương buồn nhưng mộng mơ và lãng mạn.

Đà Lạt, mỗi người đến sẽ mang theo một tâm trạng, có người đến bằng niềm phấn khởi vì được hòa mình theo khí lạnh se se nhưng cũng vô cùng ấm áp, trải mình cùng thiên nhiên tươi đẹp và mộng mơ. Nhưng cũng có người đến rồi lang thang trên những cung đường đèo dốc rồi thẫn thờ ngắm nhìn những nụ cười tươi tắn của khách tham quan. Đi dọc ven bờ hồ Xuân Hương, người người cười nói, kẻ nắm tay người yêu, người vui đùa bên đám bạn, còn có người lại lặng lẽ mà nghe văng vẳng đâu đây giai điệu của ca khúc “Đà Lạt hoàng hôn” để bản thân có thể tìm lại chút niềm vui trong những nỗi buồn dai dẳng. Có lẽ như vậy, ta mới có thể cảm nhận sâu sắc được cái chất lãng mạn của Đà Lạt, mới thấu hiểu được thế nào là “lãng mạn trong cái thất tình”

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ.
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ.
Từng đôi đi trên phố vắng,
bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thua màn đêm.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông.
Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt biết ai thương bước cô liêu
một người đi trong sương rơi.

Đà Lạt ơi! Có nghe chăng Cam Ly
khóc tình đầu dang dở.
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
người đi trong bóng cô đơn.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ.
Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ.
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi! Đà Lạt ơi