Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Mùa Noel” – Bài hát được tác giả viết chỉ trong vòng 2 tiếng có sức lan tỏa hơn 40 năm qua

Đăng ngày 20/07/2024

HAI MÙA NOEL” là một tình khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Đài Phương Trang được người nghe đón nhận nhiều nhất vào mỗi mùa Giáng sinh đến. Đằng sau một bài hát với những ca từ đượm buồn chính là một câu chuyện đơn giản như chính tâm hồn của nhạc sĩ.

Đài Phương Trang là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng vào trước những năm 1975 của nền âm nhạc Việt Nam. Tên thật của ông là Phạm Văn Tứ, ngoài bút danh Đài Phương Trang, ông vẫn hay dùng những bút danh khác như: Thanh Viên, Phạm Vũ Anh Tứ, Phạm Tứ và Văn Tứ. Ông theo học nhạc từ năm đệ nhất (tương đương với lớp 6 của hiện tại) cùng thầy Trần Anh Tuấn, ông khi ra trường ông lại không theo con đường âm nhạc mà nhận làm thầy giáo dạy môn Việt Sử ở trường trung học cộng đồng Phú Định. Mãi đến năm 25 tuổi, ông mới bén duyên lại với sự nghiệp âm nhạc bằng con đường sáng tác và cho ra đời tác phẩm đầu tay vào năm 1966 (tức năm ông 26 tuổi), viết chung cùng nhạc sĩ Anh Thy mang tên “Bốn màu áo”, ký tên bút danh là Thanh Viên. Sau đó là sự ra đời của rất nhiều nhạc khúc khác: “Hoa mười giờ”, “Chuyến xe miền Tây”, “Tình nghèo có nhau”,….Tác giả 'Hai mùa Noel' kể chuyện tình

Ca khúc “HAI MÙA NOEL” được Đài Phương Trang sáng tác chỉ trong hai giờ đồng hồ vào mùa Noel năm 1973 và được ca sĩ Anh Khoa thu âm trình diễn đầu tiên. Theo như một bài phỏng vấn về tác giả, Đài Phương Trang từng chia sẻ hoàn cảnh ra đời của bài hát này. Chính là trong một lần đi lễ Giáng sinh tại nhà thờ Đức Bà vào đêm của năm 1972. Nhạc sĩ đã bắt gặp hình ảnh của một chàng trai ăn mặc rất chỉnh chu và lịch sự, đứng dưới gốc cây với vẻ mặt đang mong ngóng một ai đó. Khi dòng người lần lượt tiến về phía nhà thờ, thì chàng trai vẫn đứng đấy, giương ánh mắt nhìn về bốn phía như đang tìm kiếm ai đó trong dòng người đông đúc, gương mặt dần lộ ra vẻ lo âu, lâu lâu lại nhìn đồng hồ….Hình ảnh đó vẫn cứ mãi quẩn quanh trong tâm trí của Đài Phương Trang, trong suốt buổi lễ, ông đã dành nhiều thời gian để quan sát tình hình phía bên ấy. Mãi đến tận lúc tan lễ vào giữa đêm, đoàn người lũ lượt ra về, chàng trai ấy vẫn kiên định đứng đó, nhưng lần này vẻ mặt của chàng khác hẳn. Vẻ lo lắng ban nãy đã được thay thế bằng nét u sầu, bồn chồn và buồn bã. Có lẽ đáp trả sự đợi chờ của chàng trai chính là lời bội ước của cô gái, cô nàng có lẽ đã quên đi buổi hẹn cùng chàng, để lại cho chàng trai vô vàn đau xót. Đến mùa Noel năm 1973, ông được đề nghị viết một ca khúc về chủ đề Noel thì bấy giờ Đài Phương Trang mới nhớ lại hình ảnh năm xưa và cảm xúc đột nhiên dâng trào, cũng từ đó, một nhạc phẩm xuất sắc đã được ra đời

Còn về bài hát “HAI MÙA NOEL” cũng đã ra đời cách đây hơn 40 năm, ca khúc kể về một câu chuyện tình của chàng trai và cô gái. Vào một đêm Giáng sinh, anh và em cùng dắt tay nhau đến nhà thờ thề nguyện, mong Đức Chúa Giê-su có thể chứng giám cho tình cảm của đôi ta. Thế nhưng, đây có lẽ là lần cuối cùng chàng trai được quỳ cạnh cô nàng, không biết khởi nguồn từ đâu, cũng chẳng hiểu lý do là gì mà đoạn tình cảm vừa chớm ấy đã tan vỡ để lại bao tiếc cùng khổ đau cho chàng trai.

Noel năm nay anh vẫn giữ vững lời hẹn của mình, đứng đợi chờ em nơi lối cũ mình từng gặp. Nhưng trớ trêu sau, em không đến nữa, anh đợi chờ trong sự vô vọng. Anh vẫn nghe thấy tiếng kinh cầu nơi giáo đường ngân vang, anh vẫn nguyện cầu mình bên mãi mãi. Nhưng vẫn bỏ lỡ em…..Lễ cũng đã tan, nhưng người thì chẳng thấy, anh chỉ biết bơ vơ nơi khi xưa đã đứng. Giọt nước mắt người đàn ông lúc này cũng rơi, ướt hết cả bờ môi khô cằn vì giá buốt của mùa đông, mà lạnh hơn khi thiếu đi hình bóng của người thương. Ngày Noel cũng đã qua rồi, mang cả trái tim anh theo rồi! Gặp nhau để làm gì để rồi yêu nhau, đặt nhau vào nơi trái tim để thương, để ước mơ về một tương lai mai sau. Nhưng sau đó lại tàn nhẫn giết chết một con tim yêu, để lại bao đau xót khi người ra đi không về nữa!

Lễ Giáng sinh hay còn gọi là ngày lễ đặc biệt của những người theo đạo Công giáo và Tin Lành. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, Noel đã trở thành một lễ hội văn hóa truyền thống của tất cả mọi người trên thế giới, nó thu hút hàng triệu người tham gia, hòa vào không khí nhộn nhịp và ấm áp.Câu chuyện có thật về đằng sau ca khúc Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang) - "Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường..."

Giáng sinh vui tươi là thế! Nhưng chẳng hiểu sao luôn có cảm giác buồn man mác qua mỗi tác phẩm của các nhạc sĩ. Giữa cái se se lạnh của mùa đông, cùng không khí nhộn nhịp của dòng người đông đúc, có lẽ đã khiến trái tim của những người nhạc sĩ rung lên từng hồi. Bằng một trái tim văn nghệ, họ nhanh chóng cảm nhận được cái mất mác, cái đau thương của một câu chuyện tình yêu tan vỡ, của những người đang cô đơn không có ai ở cạnh bên để chia sẻ niềm vui ngày lễ này. Đối với Đài Phương Trang cũng thế, ông đồng cảm với câu chuyện của chàng trai, đồng cảm cho những mối tình vừa chớm đã vội tan vỡ ngay trong ngày lễ vui mừng này.

Ngay từ khi ra đời, bài hát “HAI MÙA NOEL” đã được rất nhiều người yêu thích và đón nhận một cách nồng nhiệt. Bài hát cũng trở nên phổ biến hơn với công chúng không chỉ là trong nước mà còn cả những người Việt hải ngoại và được trình bày bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng, trong đó có ca sĩ Như Quỳnh, Mạnh Đình, Tuấn Vũ,….vào mỗi mùa Giáng sinh.Giai thoại về 2 ca khúc Giáng sinh kinh điển: 'Hai Mùa Noel' và 'Bài Thánh Ca Buồn' - Sài·gòn·eer

Trích lời bài hát Hai Mùa Noel

Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường.
Mùa Noel đó anh dắt em vào tình yêu.
Quỳ bên hang sâu nghe lời kinh thánh vang cầu.
Nhìn nhau không nói nên câu
vì biết nói nhau gì đâu.

Mùa Noel qua chúng ta chia tay giã từ.
Hẹn nhau năm tới khi Giáng Sinh về muôn nơi.
Mình trao cho nhau hoa lòng nhẫn cưới thiệp hồng.
Dìu nhau xem lễ đêm Đông.
Bên nhau muôn đời em ơi!

Nhưng nay, mùa Noel đến rồi.
Từng đêm anh vẫn nguyện cầu,
cầu cho ta mãi yêu nhau.
Đêm nay giáo đường vang tiếng kinh cầu.
Nơi xưa mình anh đứng
không thấy bóng em đâu.

Nửa đêm tan lễ bước chân bơ vơ trở về.
Chợt nghe nước mắt rơi ướt trên bờ môi khô.
Rồi Noel qua như mộng ước cũng xa rồi.
Gặp nhau chi để thương đau?
Yêu nhau sao đành xa nhau?