Nếu ở bài hát “Tình huynh đệ chi binh”- thơ của Chính Hữu, phổ nhạc Minh Quốc – ca ngợi vẻ đẹp của những người lính vốn xa lạ, nay chung chiến tuyến lại “đầu sát bên đầu, thành đôi tri kỉ” cùng nhau cнιếɴ đấu. cнιếɴ тʀᴀɴн tàn khốc nhưng vẫn hiện hữu tình người ấm áp. Thì ở bài hát “Những ngày xưa thân ái” của Phạm Thế Mỹ lại mang màu sắc khác. Bài hát “Những ngày xưa thân ái” được Phạm Thế Mỹ sáng tác dựa trên bài thơ cùng tên của anh trai ông là Phạm Hổ. Ở nguyên tác thơ của Phạm Hổ kể về người lính đã tự tay ʙắɴ cнếт người đi theo ԍιặc cũng đồng thời là người bạn thuở nhỏ của mình. Khác với nguyên tác thơ, Phạm Thế Mỹ sáng tác bài hát “Những ngày xưa thân ái” kể về niềm mất mát của người lính khi về thăm quê và hay tin bạn mình hy sinh.
Phạm Thế Mỹ sinh ngày 15 tháng 11 năm 1930 (?1932) mất ngày 16 tháng 1 năm 2009 là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là người con thứ 11 trong một gia đình trung lưu tại An Nhơn, Bình Định. Ông có hai người anh là nhà văn nổi tiếng. Anh cả là Phạm Văn Ký, một tác giả của văn học Pháp ngữ, và anh trai Phạm Hổ là một nhà văn, nhà thơ chuyên viết cho thiếu nhi. Phạm Thế Mỹ để lại những sáng tác nổi tiếng như “Nắng lên xóm nghèo”, “Bông hồng cài áo”, “Hoa vẫn nở trên đường quê hương”, “Người về thành phố”, “Những người không cнếт”, “Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng”, “Thắm đượm duyên quê”, “Lena Belikova”… Sau khi nghỉ hưu, ông sống âm thầm, thiếu thốn tại một căn nhà nhỏ ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh và qua đời sau một thời gian dài bị вệин, ở tuổi 79.
Vào năm 1957 khi Phạm Hổ viết bài thơ “Những ngày xưa thân ái” thì Phạm Thế Mỹ cũng sáng tác nhạc phẩm cùng tên. Một là bài thơ, một là bản nhạc nhưng đều đượm buồn, tuy hai cái buồn nhưng lại không giống nhau. Trong thơ Phạm Hổ đó là nỗi buồn khi phải chính tay ʙắɴ cнếт người bạn thuở nhỏ nay đã theo chân ԍιặc còn trong bài hát của Phạm Thế Mỹ là nỗi buồn miên man, hoài niệm và tiếc thương cho số phận của người bạn thuở nhỏ nay đã ngã xuống.
Nỗi buồn đó được vẽ lên qua người lính trở về quê cũ, nhìn cảnh vật đâu đâu cũng tràn ngập kỷ niệm thuở nhỏ của hai người:
“Những ngày xưa thân ái
Anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa
Rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ
Áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở
Ôi bây giờ anh còn nhớ?”
“Trăng mùa thu lên cao
Khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ
Ra ngồi hiên lá đổ
Trong bầy chim trắng hiền
Mơ một nàng tiên dịu hiền.”
Bao trùm cả bài hát là một màu trầm buồn, một màu xanh lao xao của khóm dừa trong khung trời thu, một cảnh buồn lá đổ trong đêm trăng. Người lính lại nhớ về những đêm thu lên cao, anh và người bạn lại trốn ngủ ra hiên ngồi nhìn đàn chim trắng bay ngang và mơ về một cô tiên dịu hiền.
“Đêm đêm nằm nghe ѕúиɢ иổ giữa rừng khuya thác đổ,
Anh còn nhắc tên tôi?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở,
Cuộc đời anh có vui?
Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương”
Có lẽ đêm về là lúc cảm xúc lên ngôi, nhớ những lúc giữa вσм đạи đêm rừng mà ԍιặc đã trút xuống, khi đó anh vẫn gọi tên tôi. Giữa lúc an nguy đó, giữa lúc tính мạиɢ treo trên sợi tóc ấy anh vẫn nhớ đến tôi, vẫn gọi tên tôi. Ôi, phải là tình cảm sâu đậm như thế nào mà giữa lúc tính мạиɢ bản thân còn không giữ được trong mưa вσм bão đạи vẫn nhớ đến người anh em của mình. Nên giờ đây, khi đêm đến, còn mình tôi trong cô quạnh, trong cái rộng lớn của không gian, trong cái thơ mộng của đồi hoa trắng tôi lại nhớ đến anh. Và rồi tôi tự hỏi “Cuộc đời anh có vui?”.
“Tôi về xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương”
“Uống nước dừa hay nước mắt quê hương” ca từ rất đẹp nhưng chứa đựng tất cả niềm thương tiếc cho số phận của bạn mình. Nước dừa vốn ngọt thanh nay lại như nước mắt quê hương, bởi lẽ, để có được hòa bình, có được sự ổn định cho quê nhà mà bao thế hệ người đã không ngại ну ѕιин gìn giữ, bao lần mẹ khóc tiễn con đi, bao lần vợ khóc chờ chồng, con khóc mong cha, và cả người lính cũ khóc cho bạn mình.
“Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe ѕúиɢ иổ
Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối”
Sự ra đi của người bạn, người anh em không làm cho người lính nhục chí, nản bước mà sự mất mát đó đã trở thành động lực cнιếɴ đấu. Tôi không còn cнιếɴ đấu một mình, tôi còn thay anh tiếp tục cнιếɴ đấu, cнιếɴ đấu cho lý tưởng của chúng ta, cнιếɴ đấu vì đất nước.
“Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi, tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay ѕúиɢ nhỏ giữa rừng sâu ɢιếт thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em”
Những kỷ niệm đẹp ấy xin cho tôi gửi vào tương lai, một tương lai đất nước sạch bóng quân thù. Còn giờ đây, tôi lại tiếp tục cầm chắc ѕúиɢ trong tay để thực hiện tiếp sứ mệnh của người lính đó là bảo vệ đất nước. Rồi ngày mai, và ngày sau khi đất nước hòa bình, sẽ không ai phải trải qua niềm mất mát đau thương như tôi. Ngủ yên anh bạn nhé, hãy tin tôi, tôi sẽ luôn mạnh mẽ cнιếɴ đấu đến cùng.
Bài hát như một câu chuyện về tình người lính được vẽ lên qua những ca từ và được ngân vang mãi trong lòng mỗi chúng ta. Bởi lẽ cнιếɴ тʀᴀɴн đã cướp đi quá nhiều thứ, cướp đi cả một tuổi thơ vốn sẽ bình yên và tươi đẹp. Vì vậy, khi đang được sống trong một đất nước hòa bình, hãy luôn nhớ ơn những anh hùng đã ngã xuống, họ đã dùng мáυ của mình để tô đẹp cho đất nước.