Đến cuối cùng rồi tất cả đều phải “Về với cát bụi” – Một sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ

Đăng ngày 20/07/2024

Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là cháu đời thứ năm của vua Minh Mạng, có vai vế ngang với vua Bảo Đại, và là người con duy nhất của một gia đình khá giả thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn ở Nha Trang. Trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của mình, nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại cho đời hàng trăm bài hát nổi tiếng và luôn được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975. Nhạc của nhạc sĩ Minh Kỳ nghe rất tha thiết, trìu mến. Giai điệu đơn giản, uyển chuyển, dễ đàn và dễ hát. Nét nhạc của ông có phần trong sáng, bình dị.Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc "Về Với Cát Bụi": Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó...

Từ giữa thập niên 1960, nhạc sĩ Minh Kỳ kết hợp với nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Anh Bằng để thành nhóm sáng tác huyền thoại thường được gọi là nhóm Lê-Minh-Bằng để cho ra mắt rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng đã trở thành bất tử, và ca khúc đầu tiên mà 3 người cùng hợp tác chính là Đêm Nguyện Cầu phát hành năm 1966. Tên tuổi của nhạc sĩ Minh Kỳ gắn liền với những ca khúc nổi tiếng như: Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương, Biệt Kinh Kỳ, Tình Hậu Phương, Tình Đời, Xuân Đã Về… Ngoài ra phải kể đến những ca khúc đặc sắc nhất viết về các thành phố nổi tiếng là Nha Trang, nơi ông sinh ra và lớn lên (với các ca khúc Nha Trang, Nhớ Nha Trang, Người Em Miền Cát Trắng); thành phố Huế, quê nội của ông (các ca khúc nổi tiếng như Mưa Trên Phố Huế, Người Em Vỹ Dạ, Thương Về Xứ Huế) và thành phố Đà Lạt. Những ca khúc bất hủ ca ngợi nhan sắc của Đà Lạt là Má Hồng Đà Lạt, Thương Về Miền Đất Lạnh, Đà Lạt Hoàng Hôn viết chung với Dạ Cầm, tức nhạc sĩ Anh Bằng trong nhóm Lê Minh Bằng.

Trong số những tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Minh Kỳ có một tác phẩm rất đặc biệt mang lại doanh thu lớn cho ông đó là ca khúc “Về với cát bụi”. Về với Cát Bụi hay còn có một tên gọi khác mà người nghe vẫn thường hay gọi đó là “Trở Về Cát Bụi”. Bài hát do nhóm Lê Minh Bằng cùng hợp soạn sáng tác, và hoàn cảnh sáng tác của bài hát “Trở Về Cát Bụi”, theo lời kể của nhạc sĩ Lê Dinh thì trong một phút hờn dỗi ông Giám đốc hãng đĩa Sóng Nhạc – Hãng đĩa mà ông cùng các đồng nghiệp đang cộng tác có ý nghĩ để lời ca sau đây vào bài “Trở về cát bụi” của nhóm Lê Minh Bằng, coi như lời nhắc nhở ông Nguyễn Tất Oanh trongCát Bụi" và triết lý nhân sinh trong ca từ nhạc Trịnh tư cách đối xử với anh em – qua lời ca – như sau:

“…Sống trên đời này, tựa phù du có đây rồi lại mất

Cuộc sống mong manh, nhắc ai đừng

“… Sống trên đời này, tựa phù du có đây rồi lại mất

Cuộc sống mong manh, nhắc ai đừng đổi trắng thay đen

Làm người sang giàu, đừng vì bạc tiền bỏ nghĩa anh em…”

Trong công cuộc làm ăn, đôi khi cũng có những sự hiểu lầm, những vướng mắc xích mích to nhỏ, cho nên chuyện lủng củng giữa ông và các anh em (Nhóm Lê Minh Bằng) với ông Giám đốc hãng đĩa Sóng Nhạc cũng không tránh khỏi. Một bên hờn giận, không nói ra mà chỉ bày tỏ bằng lời ca, nhưng ông Sóng Nhạc nào có biết, tưởng đâu rằng nhóm Lê Minh Bằng viết bài “Trở về cát bụi” không phải để “nhắn nhủ” mình, mà là một bài ca nghiêng về giáo lý của nhà Phật, cuộc đời là hư không, khi nhắm mắt không đem theo được gì. Và ca khúc “Trở về cát bụi”, được coi như một “lá thư ngỏ” gửi ông Nguyễn Tất Oanh lại là một bài hát đem lại cho ông khá nhiều về tài chính qua số đĩa hát tiêu thụ, với giọng ca thu đĩa lần đầu tiên của Elvis Phương và sau đó, tiếng hát của Thế Sơn làm sống lại ca khúc này ở hải ngoại.

“Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó

Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau

Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau

Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao.

Này nhà lớn lầu vàng son

Này lợi danh chức quyền cao sang

Có nghĩa gì đâu, sao chắc bền lâu

Như nước trôi qua cầu

Này lời hứa này thủy chung

Này tình yêu chót lưỡi đầu môi

Cũng thế mà thôi sẽ mất ngày mai

Như áng mây cuối trời.

Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi mất

Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen

Nào người sang giàu đừng vì tham tiền bỏ nghĩa anh em

Người ơi xin nhớ cát bụi là ta mai này chóng qua.

Người nhớ cho ta là cát bụi, trở về cát bụi

Xin người nhớ cho

Người nhớ cho ta là cát bụi, trở về cát bụi

Xin người nhớ cho…”Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài Linh (1925-1995) - Tác giả của Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Sầu Tím Thiệp Hồng, Căn Nhà Màu Tím...

Ta sinh ra trên cõi đời này từ hạt cát bụi nhỏ nhoi rồi khép lại hành trình đời ta lại trở về cát bụi. Thời gian cứ chảy trôi, nước tuần hoàn phủ dạng làm tan biến tất cả trong hư không, tịch lặng vô biên. Cát bụi hiện thân, bám riết khắc khoải trong ta một nỗi hoài vọng, một cảm xúc xa vắng mà gần gũi, một chút hoang vu mà thân mật, một thứ khô khan mà thực tại, một thứ vô hình nhưng cũng rất cụ thể của thân trần, cát bụi là những quy luật sống miên viễn, vô cùng, ca từ ấy đầu tiên bắt vào nhịp “Cát bụi” thật tự nhiên như một quy luật vĩnh hằng. “Người giàu sang cũng như người nghèo khó/Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao”. Tất cả những vinh hoa, phú quý, danh chức quyền cao đều có nghĩa gì đâu, sao chắc bền lâu, “như nước trôi qua cầu”.

Xuống tận cùng dưới đáy hay lên đến đỉnh cao vinh quang chính là lúc ta nhận thức được, hiểu sâu nhất, rõ nhất về ta, về cuộc đời, về phận người. Để rồi, ta biết chỉ có ta trong cuộc đời là thân cát bụi và có khi còn hư vô hơn nữa – chỉ là một vết mực nhòe mờ mà thôi. Tất cả đều vô thường, mong manh, hư hao. Ta đến và đi cũng chỉ là hạt cát bụi, chỉ là một vết mực không hình sắc. Rồi ta sẽ tan đi, biến mất giữa cái vô cùng, vô tận của sự đổi thay, trôi chảy. Sẽ không còn bất cứ một tỳ vết, hay một dư ảnh nào của ta hằn in trên cuộc đời này.

“…Này lời hứa này thủy chung

Này tình yêu chót lưỡi đầu môi

Cũng thế mà thôi sẽ mất ngày mai

Như áng mây cuối trời…”

Lời hứa thủy chung hay là tình yêu chót lưỡi đầu môi, tất cả cũng thế mà thôi sẽ mất ngày mai như áng mây cuối trời. Thực và hư, tồn tại và tan biến, có và không, còn và mất, đến và về… đều quy tụ về đây, về thân cát bụi giữa chốn trần ai trong cái lẽ hợp tan, vô thường. Đường còn xa vạn dặm và đời còn bao hiu quạnh. Tất cả là những khả năng, những tiềm năng, là những ẩn số của số phận. Chỉ có một cách, ta hãy sống hết mình, hãy đi đến cùng cái cuộc đời cát bụi và cái phận người như vết mực nhòe ảo kia để biết mình đã được sinh ra, đã sống tuyệt vời, đã sống mệt nhoài.

Và dù phù du, hư ảo thì một hạt cát bụi cũng có chút dư tình còn vương vấn giữa bãi cát dài vô tận của hành trình đi về một cõi bao la không có điểm kết. Biết là phu du, vô thường nhưng liệu ta có kết thúc được hành trình và thôi không làm cát bụi nữa không, khi mà ta mãi mãi muốn sống cuộc sống đích thực của một con người toàn vẹn với cái bản thể người muôn thuở, nguyên khối.

“…Xin người nhớ cho

Người nhớ cho ta là cát bụi, trở về cát bụi…”

Và cứ thế. Đời người như một vòng tuần hoàn lập chạy, cứ quay hoài, quay mãi và chẳng bao giờ dừng lại, nên chăng mỗi giai thoại trong cuộc đời của mỗi con người – hạt bụi hãy coi nhau, cho nhau những gì tốt đẹp nhất.!