Lệ Thu (16 tháng 7 năm 1943), tên thật là Bùi Thị Oanh là một ca sĩ nổi tiếng, một trong những giọng ca lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tiếng hát của Lệ Thu tuy không gắn với một nhạc sĩnào, nhưng bà là người trình bày rất thành công nhiều ca khúc của Phạm Duy, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Trường Sa… cũng như nhiều nhạc phẩm tiền chiến, tình khúc 1954-1975 khác.
Dưới đây chúng tôi xin được biên soạn và chia sẻ những ca khúc tạo nên tên tuổi của danh ca Lệ Thu:
Bài hát “LỆ ĐÁ” một nhạc phẩm để đời của nhạc sĩ Trần Trịnh – Được sáng tác vào năm 1968 khi ông đảm nhạc viết phần nhạc, còn về lời là do thi sĩ Hà Huyền Chi (do một người bạn giới thiệu). Lúc đầu, chính bản thân Hà Huyền Chi cũng hoang mang, bởi ông không chuyên về âm nhạc thì làm sao sáng tác được với một bản phối trống không.
Ca khúc Lệ Đá được danh ca Lệ Thu thể hiện rất thành công trước 1975 và được đông đảo khán giả mến mộ yêu thích.
2. Hoài Cảm
Ca khúc “HOÀI CẢM” được nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác vào năm 1953, thời điểm ấy nhạc sĩ chỉ vừa 14 – 15 tuổi, cái tuổi còn rất non nớt nên đối với ông viết nhạc có quan trọng gì đâu, nó chỉ để ông giải tỏa tâm trạng của mình mà thôi. Được biết, “HOÀI CẢM” là ca khúc được tác giả Cung Tiến viết ra dựa trên sự tưởng tượng của bản thân. Tưởng tượng rằng bản thân si tình, nhớ nhung đến một người con gái trong sự vô vọng, dùng những hoài niệm để nhớ lại những ngày xưa vui vẻ. Mọi thứ chỉ đều là tưởng tượng, từ ca từ cho đến giai điệu, bởi cái tuổi 14 thời xưa làm gì đã biết rung động cùng ai.
Được thể hiện bởi rất nhiều danh ca nổi tiếng trước và sau 1975 tuy nhiên danh ca Lệ Thu vẫn được đánh giá là người thể hiện hay nhất.
3. Hương Xưa.
Ca khúc “Hương xưa” của nhạc sĩ Tiến Cung chính là một bản hòa tấu dài miên man gợi nhiều hoài niệm với sự kết hợp hoàn hảo giữa giai điệu âm nhạc hưởng nhạc Phương Tây với ca từ thuần chất Việt Nam.
4. Xin Còn Gọi Tên Nhau
Là ca khúc nổi tiếng được nhạc sĩ Trường Sa viết tặng riêng cho danh ca Lệ Thu, nhạc phẩm này cũng gắn liền với tên tuổi bà hơn 50 năm qua.
Thuở ấy ca sĩ Lệ Thu thường hát ở phòng trà Tự Do, và phòng trà này không có cửa kiếng hãm thanh nên tiếng hát đã “bay trên hàng phố bâng khuâng” – là hàng phố trên đường Tự Do. Trong một lần đi ngang qua phòng trà này, chứng kiến giọng hát vang lộng của người nữ danh ca bay trên những hàng phố, chàng nhạc sĩ Trường Sa đã cảm tác để sáng tác thành ca khúc Xin Còn Gọi Tên Nhau. Lúc đó Lệ Thu là giọng ca mà Trường Sa mến mộ nhất, khi sáng tác xong và gửi bài hát này đến cho hãng dĩa, ông cũng đề nghị hãng dĩa mời cho bằng được Lệ Thu. Từ đó, Xin Còn Gọi Tên Nhau và tiếng hát Lệ Thu gắn bó với nhau như một định mệnh.
5. Tình Khúc Thứ Nhất
Bài hát Tình khúc thứ nhất được viết vào năm 1963, nhân công việc ở Đài phát thanh Sài Gòn mà ông gặp được nhà văn Nguyễn Đình Toàn để có được cơ duyên cho ra đời bài hát này. Trong tất cả nhạc phẩm mà nhạc sĩ Vũ Thành An đã cống hiến cho đời, có lẽ Tình khúc thứ nhất là một tuyệt phẩm lạ thường nhất. Mọi người vẫn nói vậy khi ngồi với nhau và hát lên giai điệu của bài hát này.
6. Thuyền Viễn Xứ
Bài hát Thuyền Viễn Xứ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của nữ sĩ Huyền Chi viết năm 1952, viết về tâm trạng nhớ cố hương của một thiếu nữ mới 18 tuổi.
Ca khúc được danh ca Lệ Thu thể hiện rất thành công và được nhiều khán giả mến mộ.
Bấm vào hình để nghe ca khúc Thuyền Viễn Xứ do danh ca Lệ Thu trình bày.
7. Mắt Lệ Cho Người
Lúc sinh thời, nhà thơ Du Tử Lê đã nói về nhạc sĩ Từ Công Phụng như sau: Những tình khúc của họ Từ, hình như đã không chỉ như những tình khúc hiểu theo nghĩa một sáng tác nói về tình yêu đôi lứa. Ẩn giữa những dòng nhạc, giấu trong những lời ca, mỗi tình khúc của Từ Công Phụng còn là một thanh thoát êm đềm, dù cho nhạc phẩm nói về một tình yêu đổ vỡ. Ở đâu đó, trong những dòng nhạc, giữa những từ ngữ, vẫn thấp thoáng một nhân sinh quan đầy yêu thương và độ lượng.
8. Sao Đêm
Ca khúc viết năm 1963, cung Mi giáng Trưởng điệu Slowly có thể nói là một ca khúc tuyệt vời diễn tả câu chuyện tình lãng mạn nhưng ẩn bên trong ca từ vod tính cách giáo dục. Cấu trúc nhạc không viết theo thể điệu Jazz nhưng “air” nhạc lại có chất Blue Jazz, một chất nhạc chưa quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam thời kỳ đó. Cái độc đáo của nhạc phẩm là tả được trạng thái của con người trong đắm say, trong lạc thú.
9. Mộng Chiều Xuân
Ca khúc “MỘNG CHIỀU XUÂN” là một trong những sáng tác nổi bật và làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Ngọc Bích, viết hoàn thành từ những năm đầu thập niên 50. Bài hát với giai điệu tango dễ thương cùng ca từ du dương, êm tai đã làm say mê biết bao người nghe khó tính. Có lẽ chẳng ai biết được bài hát này được sáng tác chính xác khi nào, hay hoàn cảnh nào đã cho ra đời tuyệt phẩm mùa xuân thế này. Bởi lối sống khép kín, ít tâm sự cùng ai kể cả là với những người bạn thân của nhạc sĩ. Ông đã để dành nó cho riêng bản thân mình, ông muốn người nghe tự cảm nhận và tự vẽ nên câu chuyện cho chính mình khi nghe nhạc khúc của ông, chứ không phải dựa theo câu chuyện ông dệt nên mà mang đến sự đồng cảm.
10. Tôi Đưa Em Sang Sông
Sau khi ra đời, cho dù chưa có nhiều phương tiện truyền thông rộng rã nhưng tác phẩm “Tôi đưa em sang sông” đã được giới học sinh, sinh viên Đà Nẵng mến mộ ưa thích, chép tay truyền cho nhau hát.
Ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông gắn liền với tên tuổi của danh ca Lệ Thu.