“Mùa Đông Năm Ấy” – Ngồi ôn lại mùa của những nhung nhớ

Đăng ngày 20/07/2024

Linh mục Hoài Đức tên thật là Lê Đức Triệu (tên gọi khác là Cha Triệu) sinh ngày 01 tháng 07 năm 1922 tại xã Vỹ Nhuế, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và qua đời ngày 07 tháng 07 năm 2007. Nhạc sĩ Hoài Đức là một tên tuổi lớn trong nền Thánh ca của Việt Nam. Ông được đánh giá là một trong những tác giả viết thánh ca mở đầu cho nền âm nhạc công giáo Việt Nam”. Linh mục Phêrô Mai Tính (nhạc sĩ Mi Trầm) là Trưởng ban Thánh nhạc giáo phận Nha Trang, đã từng có đôi lời nhận xét về ông rằng: Những sáng tác do Hoài Đức viết hầu như đã đi vào linh hồn người Công giáo Việt Nam. Có lẽ không một tín hữu người Việt nào từ nhỏ đã không mấp máy trên môi hay thưởng thức qua những bài thánh ca bất hủ như “Cùng đi Bêlem”, “Mùa đông năm ấy”, “Dâng mẹ”, “Cung chúc trinh vương”….Cảm nhận tiết trời giá lạnh qua những bài thơ hay mùa đông

Ông có thời gian dài từng sống ở thành phố Buôn Mê Thuột ( từ 1969-1975). Tại đây, ông làm quản lý tài sản Nhà chung Buôn Mê Thuột, thời điểm đó Đức cha Nguyễn Huy Mai đang cai quản Giáo phận. Cha Triệu từng cho biết, thời điểm 1940 chưa có thánh ca bằng tiếng Việt nào. Những bài hát về Giáng sinh hay về Chúa đều bằng tiếng Latinh. Và Hoài Đức được xem là một trong những “đại thụ” trong nhạc phẩm thánh ca bằng những tác phẩm để đời, ông không chạy theo số lượng mà tập trung nhiều vào chất lượng ca khúc.

Nếu bạn đã quen thuộc với những bài hát được cất lên vào mỗi mùa Giáng sinh, thì làm sao có thể quên được những ca từ du dương của nhạc sĩ Hoài Đức: “Cao cung lên khúc nhạc Thiên thần Chúa, hòa trong làn gió nhè nhẹ vấn vương…”  của bài “Cao cung lên” hay “Mùa đông năm ấy, sao sáng soi cuối trời,mùa đông năm ấy con Chúa sinh xuống đời…” của bài “MÙA ĐÔNG NĂM ẤY” – một bài thánh ca làm nấc nghẹn mỗi khi nghe giai điệu vào mùa giáng sinh.

“Mùa Đông năm ấy sao sáng soi cuối trời.

Mùa Đông năm ấy Con Chúa sinh xuống đời.

Nhịp ca véo von bao thiên thần vang hát.

Tôn thờ Ngôi Hai giáng sinh trần ai…..”.

MÙA ĐÔNG NĂM ẤY _ Sheet nhạc

Giáng sinh – mùa yêu thương lan tràn cho nhân thế, đem bình an và hơi ấm để trao ban cho nhân loại. Và mùa đó đến với nhân loại như một hồng ân cao quý, cũng như một món quà để tôn vinh Ngôi Hai giáng trần.

“…..Con hợp với thiên thần hòa vang câu hát.

Con hợp với thiên thần hòa vang câu hát.

Mừng sinh nhật Chúa vinh quang.

Mừng sinh nhật Đấng Yêu Thương.

Sinh nhật từ ái sáng như công bình….”

Tiếp theo, mọi thần dân hợp với các thiên thần hát vang bài thánh ca, vẫn là lời chúc mừng sinh nhật Chúa vinh quang – “Đấng yêu thương”.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Phương Hồng Hạnh trình bày

“……Mùa Đông năm ấy vui tiếng ca nhịp nhàng.

Mùa Đông năm ấy theo ánh sao huy hoàng.

Tìm hang Belem những mục đồng mau bước.

Tôn thờ Ngôi Hai giáng sinh trần ai…..”

Ngày sinh nhật Chúa là ngày trọng đại và đáng nhớ, bất kỳ ai là người theo đạo đều phải ghi nhớ ngày này để chuẩn bị chào đón Chúa và ước nguyện cho bản thân và gia đình. Luôn phải có tinh thần mừng lễ đích thực một cách thiện chí và rồi sẽ được hưởng “ơn phúc lộc” an bình trong tâm hồn và trong gia đình mỗi người, như lời các Thiên thần hát mừng trong đêm chúa Giáng sinh.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hoàng Oanh trình bày.

Mỗi mùa giáng sinh đi qua đều để lại nơi trái tim con người những dư âm lắng đọng. Có khi, đơn giản là tiếng chuông ngân vang “đinh đoong! đinh đoong!” bên ngôi giáo đường quen thuộc. Có khi là những dải đèn treo khắp chặng đường dài hay khu phố nhỏ, làm sáng bừng cả một quãng trời sau một thời gian dài u tối. Có khi đó là một bản thánh ca làm lòng ai nấc nghẹn, bồi hồi như thánh ca “MÙA ĐÔNG NĂM ẤY”.

Chính những ca khúc giản dị đi vào lòng người từ các bài Thánh ca, nhạc sĩ Hoài Đức đã hun đúc và nuôi dưỡng lòng đạo đức của bao thế hệ con người. Nhà thơ, MC Lê Đình Bảng – người có công sưu tầm, tìm hiểu thánh ca Hoài Đức, trong bài phỏng vấn với nhạc sĩ Hoài Đức năm 1996 trên báo Công giáo và Dân tộc đã viết: “…cũng như nhờ Hoài Đức, trong vai trò người tiền phong, mà ngày nay Người Công giáo Việt Nam chúng ta mới có được một nền âm nhạc phong phú dùng trong phụng tự.”

Và để ghi nhớ những đóng góp của linh mục nhạc sĩ Hoài Đức, Uỷ ban Thánh nhạc của Hội đồng giám mục Việt Nam và Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh đã tổ chức biểu diễn chương trình “Thánh ca Hoài Đức” vào ngày 08 tháng 07 năm 2010 tại Thánh Đường Giáo xứ Đa minh Ba chuông. Ngày 03 tháng 09 năm 2007, nhằm ghi nhớ công lao của Hoài Đức, một tượng bán thân của ông đã được điêu khắc và đặt tại khuôn viên tu viện “Anh em đức mẹ người nghèo” sau đó được chuyển tới “Vườn tượng nhạc sĩ công giáo Việt Nam