“Hương Xưa” và những nỗi niềm một chiều thu trong thời chiến

Đăng ngày 20/07/2024

Nhạc sĩ Cung Tiến sinh năm 1938, tên thật là Cung Thúc Tiến. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Và là một trong số những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng theo dòng nhạc tiền chiến. Ông được xem là nhạc sĩ trẻ tuổi nhất có sáng tác được phổ biến rộng với ca khúc “Hoài Cảm” khi chỉ mới 14 tuổi. Thật không thể tưởng tượng nổi dù chỉ mới 14, 15 tuổi mà ông lại có một nỗi khắc khoải như thế, về nỗi nhớ, về cố nhân. Dù chỉ xem âm nhạc như một thú vui để giải tỏa muộn phiền trong cuộc sống nhưng ông lại gặt hái được rất nhiều thành công và đã để lại những tuyệt phẩm giá trị như “Hương xưa” hay “Hoài cảm”. Cả 2 tác phẩm đều được xếp vào những ca khúc bất hủ của Tân nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Cung Tiến: Dạt dào gọi những âm xưa - Tuổi Trẻ Online

Ngoài sáng tác, nhạc sĩ Cung Tiến còn đóng góp rất nhiều khảo luận cũng như là những nhận định về nhạc dân gian Việt Nam và nhạc Hiện đại Tây Phương. Về Lĩnh vực văn học, Cung Tiến đã từng đóng góp những sáng tác, nhận định và phê bình văn học hay như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng tạo, Quan điểm và Văn vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương. Hai trong số các truyện ngắn mà ông đã dịch và xuất bản ở Việt Nam đó là cuốn Hồi Ký viết dưới hầm của Dostoievsky và Một ngày trong đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục viết cho một số bào với bút danh Đăng Hoàng.

Ca khúc “Hương xưa” của nhạc sĩ Tiến Cung chính là một bản hòa tấu dài miên man gợi nhiều hoài niệm với sự kết hợp hoàn hảo giữa giai điệu âm nhạc hưởng nhạc Phương Tây với ca từ thuần chất Việt Nam.

Bấm vào hình để nghe ca khúc Hương Xưa của Duy Trác trình bày.

“Người ơi, một chiều nắng tơ vàng

hiền hòa hồn có mơ xa?

Người ơi, đường xa lắm

con đường về làng dìu mấy thuyền đò…”

Ngay ở những giai điệu đầu tiên của ca khúc “Hương xưa”, nhạc sĩ Cung Tiến đã vẽ lên một bức tranh quá hoàn hảo, thật đẹp, thật thơ mộng trong một khung cảnh thanh bình của hai người đang yêu.

Hay là những cảnh tượng đã từng xảy ra thật đẹp, thật nên thơ…

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuấn Ngọc trình bày.

Nhạc sĩ CUNG TIẾN không còn hoài cảm với hương xưa

“…Còn đó tiếng tre êm ru,

Còn đó bóng đa hẹn hò,

Còn đó những đêm sao mờ

hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu

Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào

thời nào vàng bướm bên ao

Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru

êm êm buồn trong ca dao

Còn đó tiếng khung quay tơ,

Còn đó con diều vật vờ

Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu

đến kiếp nào cho vừa…”

Ca từ trong bài hát đẹp như thơ, rất bay bổng, nhẹ nhàng, tha thiết mang những hình ảnh dân dã vô cũng chân thật với người dân quê. Như là “vàng bướm bên ao”, “tiếng ru câu ca dao”, “khung quay tơ”, “con diều vật vờ”… Là những hình ảnh trìu mến của quê hương, như là tình yêu thương ngân dài mãi mãi biết đến khi nào mới đủ.

Tân Nhạc VN – Ca Khúc Vượt Thời Gian – “Thu Vàng”, “Hương Xưa”, “Hoài Cảm” | Đọt Chuối Non

Ôi, những đêm dài

hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi

Buồn sớm đưa chân cuộc đời

Lời Đường thi nghe vẫn rền trong sương mưa

Dù có bao giờ lắng men đợi chờ

“…Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa

Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô

Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ

tiếng đàn đợi chờ mơ hồ.

Vẫn thương muôn đời

nàng Quỳnh Như thuở đó…”

Đoạn này đã nhắc đến một nhân vật nổi tiếng đó là Quỳnh Như và mối tình lãng mạn đi kèm với nỗi bi thương giữa Phạm Thái và Quỳnh Như thời Lê Mạc – Nguyễn Sơ của Việt Nam. Phạm Thái và Quỳnh Như là những con người tài hoa và nhiều khát vọng. Họ đã cùng nhau trãi qua những tháng ngày thật hạnh phúc. Những không thể ngờ tài hoa và mộng ước ấy chỉ tạo nên những ghen ghét của trời để rồi cuộc tình của hai người phải dang dở và cả hai đã phải lìa bỏ cuộc đời khi tuổi còn xanh. Cả bài hát mang một sự nuối tiếc về những ngày của quá khứ mãi không thể tìm về được, bởi đường về quê còn xa lắm nên niềm mong ước đó thật xa xỉ, mơ hồ. Có lẽ đó chỉ là một giấc mơ mà thôi….

 

“…Ôi, những đêm dài

hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ

Dù đã quên lời hẹn hò

Thời Hoàng Kim xa quá chìm trong phôi pha

Chờ đến bao giờ tái sinh cho người…”

Những đêm dài triền miên, tác giả nằm nhớ lại thời hoàng kim, lúc đất nước hãy còn hòa bình, nhớ lại những cảnh tượng đẹp đẽ của đất nước. Phải đợi chờ đến bao giờ cảnh tưởng đó mới trở lại, chờ đến bao giờ tái sinh cho người…

“…Đời lập từ những đêm hoang sơ

Thanh bình như bóng trưa đơn sơ

Nay đời tan biến trong hư vô,

chết đầy từng mồ oán thù.

máu xương tơi bời nhiều mùa thu…”

“Đời lập từ những đêm hoang sơ” – Đời người đã được bắt nguồn từ những ngày ban sơ thanh bình như bóng trưa đơn sơ, thanh bình đến từ những điều vô cùng bình dị, nhưng thật lạ đời đã tan biến trong hư vô thay vào đó là khói binh chìm đắm, nhìn xung quanh toàn là mồ oán thù và xương máu khắp nơi chờ đợi một ngày “tái sinh” chưa biết bao giờ có được.

Sau khi đọc qua lời bài hát để hiểu được ý nghĩa hãy ngồi nghe lại bản “Hương xưa” thêm một lần nữa để thưởng thức được trọn vẹn từng câu từ, từng giai điệu đặc biệt là những điều thú vị về các điển tích của bản nhạc.

“…Người ơi, chiều nào có nắng vàng

hiền hòa sưởi ấm nơi nơi?

Người ơi, chiều nào có thu về

cho tôi nhặt lá thu rơi?

Tình có ghi lên đôi môi

Sầu có phai nhòa cuộc đời

Người vẫn thương yêu loài người

và yên vui cuộc sống vui.

Đời êm như tiếng hát của lứa đôi,

Đời êm như tiếng hát của lứa đôi…”

Thật đáng nể nhạc sĩ Cung Tiến dù chỉ ở tuổi 16 mà đã có một sáng tác cổ điển thật hay, thật lạ. “Người ơi, chiều nào có nắng vàng hiền hòa sưởi ấm nơi nơi?/Người ơi chiều nào có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi?” Ca từ trong bài hát quả thật khiến người nghe thỏa mãn…

“…Đời êm như tiếng hát của lứa đôi,

Đời êm như tiếng hát của lứa đôi…”

Nhạc sĩ Cung Tiến không còn hoài cảm với hương xưa

Có lẽ đây là những chờ mong của tác giả về một ngày thanh bình sẽ trở lại, giông bão sẽ qua đi, ánh nắng chan hòa sẽ lại sưởi ấm lại trái tim lạnh giá, sưởi ấm cuộc đời. Sẽ không còn khói đạn hay “máu xương tơi bời nhiều mùa Thu” nữa, thay vào đó sẽ là một mùa Thu thanh bình, yên vui, người người sẽ lại thong thả cười đùa “nhặt lá thu rơi” như những ngày thanh bình cũ và rồi “người vẫn thương yêu loài người” chính là lời nhắn nhủ đơn sơ nhưng thiết tha chứa đựng nhiều cảm xúc của tác giả.

Ca khúc “Hương xưa” của nhạc sĩ Cung Tiến viết ra dành tặng riêng cho danh ca Duy Trác, bởi chính giọng hát truyền cảm của nam danh ca Duy Trác đã thể hiện bài hát cảm xúc và thành công nhất. Ngoài ra bài hát Hương xưa cũng được rất nhiều giọng hát đình đám như danh ca Lệ Thu vào những năm 1960.

Trích lời bài hát Hương Xưa do Cung Tiến sáng tác:

Không hiểu vì sao ta có buổi chiều nay
Gặp lại nhau và bỗng dưng em khóc
Giọt nước mắt anh làm sao ngăn được
Em bây giờ như xa một tầm tay
Em bây giờ như xa một tầm tay

Biết nói gì khi tình đã nhạt phai
Tháng mười hai trời còn mưa buồn
Anh bâng khuâng đứng lặng ở cuối đường
Chẳng có điều gì để trách cứ nhau.

Khi trái tim không cùng suy nghĩ
Đốt làm chi những tờ thư cũ
Xóa được không kỷ niệm mênh mông
Rồi mai này anh sẽ yêu ai.

Tình yêu ấy nghìn lần không đơn giản
Tình yêu ấy còn chút gì lãng mạn
Để gởi về người con gái yêu anh
Để gởi về người con gái yêu ai…