Ánh nắng nhẹ ngày hạ qua ca khúc “Nắng Thủy Tinh”

Đăng ngày 20/07/2024

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ đại tài của dân tộc Việt Nam. Ông được coi là một nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng, tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm phổ biến. Bài hát “NẮNG THỦY TINH” được sáng tác vào năm 1963, khi đó ông chỉ mới chỉ 24 tuổi và nhìn nhận cuộc đời với đôi mắt tinh khôi trong trẻo. Bài hát nói về sự trong sáng và quyến rũ của tình yêu trong từng câu hát của Trịnh công Sơn, qua cảm nhận của tuổi trẻ mà ông đã trải qua.

“Màu nắng hay là màu mắt em

Mùa thu mưa bay cho tay mềm

Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm

Rồi có hôm nào mây bay lên…”

Trịnh Công Sơn lấy bối cảnh bài hát là một buổi chiều thu êm đềm và mang trong đó là tâm hồn ngây thơ lứa tuổi học sinh mới vào đời khi 24 tuổi. Với một tuổi đời non trẻ, tình yêu dường như đã thay đổi cả tâm hồn của Trịnh Công Sơn. Một mùa thu mà khi nhắc đến ai cũng mang trong mình những ưu phiền kỉ niệm, nhưng nhờ vào vào tình yêu dường như mùa thu trong con người ông lại bừng sáng khác lạ. Ông ví ánh nắng chiều thu long lanh ấy như đôi mắt tình nhân, lấy sự dịu dàng của mùa thu để nói về đôi tay nồng ấm. Mọi thứ của mùa thu dường như đã thay đổi, đã thoát khỏi vẽ u ám, nặng nề mà hóa thành mây trắng bay lên trời cao cùng với cảm nhận tình yêu của Trịnh Công Sơn.Avin Lu, Suni Hạ Linh làm mới 'Nắng thủy tinh' kỷ niệm sinh nhật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Tuổi Trẻ Online

Đã là tình yêu thì vô số cảm xúc, Trịnh Công Sơn không chỉ đón nhận một niềm vui của tình yêu mà còn là vô số cảm xúc buồn vui đau thương khác:

“…Lùa nắng cho buồn vào tóc em

Bàn tay xanh xao đón ưu phiền

Ngày xưa sao lá thu không vàng

Và nắng chưa vào trong mắt em…”

Ánh nắng đối với Trịnh Công Sơn không phải là niềm vui mà lại là nỗi buồn, ông từng khẳng định rằng “nắng buồn hơn mưa”. Có lẽ điều đó lại không sai. Nắng sống một lần ba buổi sáng, trưa, chiều, nắng sáng nắng trưa rực rỡ nắng chiều tàn phai. Mưa lại tuôn ào dứt khoát, đôi khi như vậy lại nhẹ nỗi lòng ta, có lẽ nếu nhìn nhận thời tiết theo cách đó ta sẽ hiểu được cảm nhận của ông. Trong độ tuổi khó khăn nhất của một người đàn ông, tình yêu ập đến như một cơn sóng mùa hạ vậy, thật mát mẻ nhưng lại đớn đau vô cùng. “Ngày xưa sao lá thu không vàng” câu hát dường như đang oán trách thời gian vậy, lấy lá thu ví như tuổi đời của ông. Mùa thu đến nhưng lá chưa chịu vàng, cũng như ông tình yêu đến nhưng không thể trọn vẹn vì sợ ngây thơ của tuổi trẻ. “Và nắng chưa vào trong mắt em” câu hát biểu hiện sự hối tiếc, nhớ nhung kỉ niệm không thể trọn vẹn của thanh xuân mỗi người.Nhẹ và nặng: Về hai lối hát Trịnh Công Sơn (Nguyễn Đình Minh Khuê)

“…Em qua công viên bước chân âm thầm

Ngoài kia gió mây về ngàn

Cỏ cây chợt lên màu nắng…”

Khi đã yêu, mọi thứ của người đối diện đều là tuyệt phẩm, đến cả dáng đi cũng trở nên thật dịu êm nhẹ nhàng kết hợp với khung cảnh “gió mây về ngàn” của một buổi chiều thu đã khiến cho tâm hồn của Trịnh Công Sơn như cỏ cây tỏa sáng trong nắng chiều.

“…Em qua công viên mắt em ta tròn

Lung linh nắng thủy tinh vàng

Chợt hồn buồn dâng mênh mang…”

Đôi mắt của em trở nên to tròn khi nhận ra thời gian đã trôi qua, khi cảm xúc vẫn cháy trong lòng nhưng không thể bộc lộ. Chưa kịp sống khoảng thời gian đẹp nhất cuộc đời, chỉ còn lại bài học vỡ lòng cho tình yêu. Đôi mắt to tròn của em được Trịnh Công Sơn cảm nhận thật lung linh ví như “ Thủy tinh vàng” như ánh nắng mùa hạ còn sót lại vào mùa thu.

“… Chiều đã đi vào vườn mắt em

Mùa thu qua tay đã bao lần

Ngàn cây thắp nến lên hai hàng

Để nắng đi vào trong mắt em

Màu nắng bây giờ trong mắt em”

Đoạn cuối bài hát là một hình ảnh thật đẹp nhưng lại thật ám ảnh. “Vườn mắt em” đôi mắt em đã trở nên thật đặc biệt như là khu vườn to lớn để nói lên chiều sâu của đôi mắt, đây là một đôi mắt diễm lệ, kiêu sa nhưng thật đáng tiếc bên trong đó đã không còn là ánh nắng mà đã là một chiều cuối thu, có lẽ nó không còn là vẽ đẹp của sự tươi sáng như ánh nắng ban mai mà bây giờ lại là vẽ đẹp của sự u buồn của chiều tối, khi mà ta đã đổ bóng nghiêng dài. Câu hát “mùa thu qua tay đã bao lần” là sự nhấn mạnh về thời gian nói lên rằng tuổi trẻ đã qua rất lâu. Cũng vì điều đó mà đôi mắt ngây thơ ngày nào đã không còn là ánh nắng. Thời gian trôi qua đã lâu như vậy, tuổi đời của cả hai đã đạt tới độ chín. Khi còn trẻ đôi mắt ấy vẫn chưa quá lung linh, khi lớn lên trải qua thăng trầm của cuộc sống đôi mắt kia lại tuyệt đẹp như chứa đựng tia nắng mặt trời. Đẹp là thế, sự mời gọi “ngàn cây  thắp lên hai hàng” nhưng thật không thể nào có thể tiến vào đôi mắt ấy, chỉ có thể khép lại bằng một tiếng thở dài ưu tư như Khánh Ly đã hát.Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Tận hiến cuộc đời cho nghệ thuật - Báo Quảng Ninh điện tử

Trịnh Công Sơn đã cho ta thấy thăng trầm trong tình yêu của tuổi trẻ, cảm xúc tiếc nuối vì lúc đó đôi tay ta quá bé nhỏ để nâng niu. Đã là tình yêu thì hãy cố gắng hưởng thụ trọn vẹn từng khoảnh khắc, khi qua rồi sẽ không còn lại gì cho mai sau

Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên.

Lùa nắng cho buồn vào tóc em
Bàn tay xanh xao đón ưu phiền
Ngày xưa sao lá thu không vàng
Và nắng chưa vào trong mắt em

Em qua công viên bước chân âm thầm
Ngoài kia gió mây về ngàn
Cỏ cây chợt lên màu nắng
Em qua công viên mắt em ngây tròn
Lung linh nắng thủy tinh vàng
Chợt hồn buồn dâng mênh mang

Chiều đã đi vào vườn mắt em
Mùa thu qua tay đã bao lần
Ngàn cây thắp nến lên hai hàng
Để nắng đi vào trong mắt em
(Màu nắng bây giờ trong mắt em)