“Huế Xưa” Một nhạc khúc nổi tiếng về xứ Huế và tình yêu trong thời chiến

Đăng ngày 20/07/2024

Huế luôn là một địa điểm thu hút khách du lịch, bởi nơi đây tập trung những cảnh núi non song Hương hữu tình, nơi mà đất trời được thượng đến trao tặng một vẻ đẹp cổ xưa nhưng lại thùy mị và mơ mộng. Huế trở thành “bóng hồng” trong rất nhiều nhạc khúc. Và nhạc phẩm “Huế xưa” là một trong những bài hát thành công nhất khi mang trọn vẻ đẹp của hồn sông núi và cả tâm hồn người viết trong từng làn điệu và lời ca. Song, nhạc khúc “Huế xưa” cũng vướng nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề ai là “cha đẻ” của “đứa con tinh thần” này. Ban đầu người ta ghi tên bài hát ấy dưới bút danh nhạc sĩ Châu Kỳ. Châu Kỳ là một nhạc sĩ xứ Huế, giai điệu của Huế xưa có phần giống tác phong sáng tác trong của ông, nên nhiều người vẫn mặc định đây là một sáng của Châu Kỳ. Nhưng về sau khi ca sĩ Thiên Trang khẳng định, Huế xưa là một sáng tác mà Anh bằng đã viết cho cô trong cuốn nhạc toàn những sáng tác của ông, băng Asia 31 chủ đề Tình Khúc Anh Bằng. Băng nhạc ấy cũng được sản xuất và phát hành vào năm 1980, không phải là sáng tác trước năm 1975. Và Huế Xưa trở thành một sáng tác để đời của Anh Bằng, mọi người cũng tác phẩm ấy về đúng “cha đẻ” của mình không còn nhầm lẫn tác giả khi giới thiệu Huế xưa nữa.

Ảnh hưởng của ca Huế trong sáng tác ca khúc về Huế thế kỷ XX (28/12/2016)

Sở dĩ gọi Huế xưa là một bài hát để đời của Anh Bằng, vì ở Huế xưa ta không chỉ nghe được giai điệu nhạc nhẹ nhàng, tha thiết mà còn như thấy và như tham quan xứ Huế qua lời từ của bài hát.

Tôi có người em sông Hương núi Ngự,

của lũy tre Thôn Vỹ hiền từ, của kinh thành cổ xưa thật xưa.

Buổi trưa em che nón lá, cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ,

lũ chim quyên ngất ngây từ xa.

Ngay từ những câu hát đầu của bài hát, ta đã như lạc vào xứ Huế mà Anh Bằng đã vẽ lên, một bức tranh Huế “có người em Hương núi Ngự”, sông Hương và núi Ngự nay hóa thành một cách gọi đầy trìu mến và thiết tha tình cảm. Huế hiện lên như một bức tranh thủy mặc về cảnh sông núi, có “lũy tre Thôn Vỹ hiền từ” và cả “kinh thành cổ xưa thật xưa”. Qua lời hát, Huế như một bức tranh được vẽ bởi nhiều màu sắc cùng nhiều địa danh nổi tiếng tại đây. Huế đi vào lòng người với vẻ đẹp thanh bình của làng quê kinh đô xưa, mang trong mình dòng chảy của sông Hương hiền hòa. “Buổi trưa em che nón lá, cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ,lũ chim quyên ngất ngây từ xa” và trong bức tranh ấy là hình ảnh người con gái xứ Huế nón lá che nghiêng khiến cá cũng phải “liếc nhìn ngẩn ngơ”, “lũ chim quyên” cũng phải “ngất ngây từ xa”.

Tôi sống độc thân trong căn phố nghèo

bởi trót thương nên nhớ thật nhiều, bởi em là hạnh phúc tình yêu.

Ở bên ni qua bên nớ cách con sông chuyến đò chẳng xa.

Nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ.

Âm nhạc dân gian xứ Huế trong đời sống hiện nay - Tạp chí Sông Hương

Xuôi theo dòng cảm xúc, tác giả kể về chuyện tình của mình và cô gái anh thương. Anh vốn “sống độc thân trong căn phố nghèo”, cuộc sống không giàu sang nhưng lại ngập tràn hạnh phúc khi trong lòng anh có hình bóng một người. Đó là cảm xúc mà “bởi trót  thương nên nhớ thật nhiều, bởi em là hạnh phúc tình yêu”. Anh và người yêu chỉ cách bởi con sông và chuyến đò là phương tiện chở người cũng là chở tình yêu của họ “Ở bên ni qua bên nớ cách con sông chuyến đò chẳng xa”,  nhớ những lúc “nhỏ sang thăm” anh đứng bên sông mà đợi chờ trong niềm hạnh phúc được gặp người thương. Cuộc sống giản đơn và hạnh phúc tưởng chừng như mãi tiếp diễn nhưng nào ngờ… khi chiến chinh xảy ra, khoảng thời gian thanh bình cũng hết, mọi yêu thương chỉ còn trong niềm nhớ.

Huế ơi! Không biết bây chừ

tiếng ca nào vương bên mạn thuyền có ai chờ ai qua Tràng Tiền?

Không biết bây chừ nữ sinh mang nón bài thơ

để trai xứ Huế mộng mơ.

Để giờ đây khi nhìn lại “Không biết bây chừ tiếng ca nào vương bên mạn thuyền có ai chờ ai qua Tràng Tiền”, bây giờ đã không còn nghe tiếng ca trên con thuyền xưa, cũng không còn thấy hình dáng người bên sông đợi một người sang thăm. “Huế ơi!” lời gọi mang theo tất cả những luyến thương và không nở khi nhắc lại chuyện bên bờ sông Tràng Tuyền năm ấy. Giờ đây “Không biết bây chừ nữ sinh mang nón bài thơ để trai xứ Huế mộng mơ.” Tác giả đã viết về Huế với tất cả tình yêu và đắm say của một chàng trai dành cho người con gái Huế, với cách dùng từ của Huế như “bây chừ” khiến cho câu hát càng thêm mang đậm tâm hồn Huế, mang nặng nỗi lòng suy mê và hoài niệm của người con trai xứ Huế mộng mơ.

Huế ơi! Ta nhớ muôn đời

Bóng trăng hồ sen trong Hoàng Thành.

Tiếng chuông từng đêm Thiên Mụ buồn.

Ta nhớ muôn đời người con gái Huế quá xinh!

Tóc mây ngang lưng trữ tình.

Nhưng dù đã không còn nghe tiếng ca vương trên mạn thuyền như ta vẫn nhớ Huế “Ta nhớ muôn đời”. Nhớ về nơi mà “Bóng trăng hồ sen trong Hoàng Thành.Tiếng chuông từng đêm Thiên Mụ buồn”. Ta mãi nhớ về trăng thanh yên bình in trên hồ sen thơm ngát, mãi nhớ về tiếng chuông buồn ngân vang của chùa Thiên mụ. Và càng nhớ mãi muôn đời “người con gái Huế quá xinh”, nhớ hình dáng em gái với “tóc mây ngang lưng trữ tình”.

Non nước Thần Kinh quê hương đất lạnh.

Cả trái tim sông núi của mình.

Cả linh hồn của dân hùng anh.

Bởi đâu gây nên nông nỗi cánh chim bay giữa trời lẻ loi.

Nhỏ tôi yêu khóc bao giờ nguôi?

Nỗi nhớ về quê hương xứ Huế, nhớ về người thương nơi ấy, khiến lòng tác giả chợt buồn rồi chợt đau. Và nỗi đau ấy không khiến anh buông xuôi gục ngã mà như một tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu quê hương “Non nước Thần Kinh”. Là nỗi đau háo sức mạnh khi “Cả trái tim sông núi của mình. Cả linh hồn của dân hùng anh”, bởi do đâu mà anh phải chịu cảnh “cánh chim bay giữa trời lẻ loi”, tất cả đều do “trong cơn biến động” mà tôi đã để lạc người tôi yêu, để mất người tôi thương “Nhỏ tôi yêu khóc bao giờ nguôi?” Nỗi ấy biết giờ mới có thể nguôi ngoai?

Ca Huế là gì? Nguồn gốc, đặc điểm của nghệ thuật dân gian xứ Huế

Tôi đã lạc em trong cơn biến động.

Để tháng năm hai đứa lạnh lùng.

Để đêm ngày kẻ nhớ người mong.

Khổ đau cao như mây tím.

Phố năm xưa đã buồn buồn thêm.

Khổ đau cao như mây tím.

Những năm tháng khói đạn chiến chinh đã cướp đi người tôi yêu, “Tôi đã lạc em trong cơn biến động.Để tháng năm hai đứa lạnh lùng.” Để rồi từ đó đêm từng đêm phải sống trong nỗi nhớ triền miên “Khổ đau cao như mây tím.” Màu tím từng mộng mơ của tình yêu, từng là màu của sự lãng mạn nhưng nay người yêu đã mất trong loạn lạc, sắc tím xưa cũng như đậm thêm bởi nỗi nhớ từng đêm mà trở thành sắc tím của khổ đau. Con phố năm nào im lìm buồn tênh, nay vắng đi em lại đã buồn buồn thêm, cảm xúc đau thương và nhớ nhung bao trùm cả nhạc khúc, để rồi anh phải bậc thốt lên “Khổ đau cao như mây tím.” trong sự cay đắng và đầy bất lực.

Mở đầu là nhẹ nhàng của xứ Huế thanh bình nhưng lại kết thúc trong khổ đau của tình yêu bị cướp mất “trong cơn biến động”, “Huế xưa” đọng lại những thổn thức trong lòng người nghe về một cuộc chia tay đầy đớn đau ấy. Đã từng hạnh phúc, đã từng yêu và từng mơ nhưng nay tất cả như sụp đổ trong cơn biến động ấy. Không đặc tả chiến tranh, không lên án gay gắt nhưng lại khiến người nghe đau trong nỗi đau mất mát tang thương của thời chiến đạn, Huế xưa thật sự chạm vào những ngóc ngách sâu kín nhất trong trái tim người nghe, làm rung động hàng triệu tâm hồn. Và thật hiển nhiên khi một nhạc khúc đầy sâu lắng, kết hợp hài hòa giữa nhạc và họa, kết nối giữ hạnh phúc tình yêu và khổ đau loạn lạc ấy đã ngân vang hàng chục năm qua, trở thành tác phẩm xuất sắc trong số những hay viết về Huế.

Tôi có người em sông Hương núi Ngự,
của lũy tre Thôn Vỹ hiền từ, của kinh thành cổ xưa thật xưa.
Buổi trưa em che nón lá, cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ,
lũ chim quyên ngất ngây từ xa.

Tôi sống độc thân trong căn phố nghèo
bởi trót thương nên nhớ thật nhiều, bởi em là hạnh phúc tình yêu.
Ở bên ni qua bên nớ cách con sông chuyến đò chẳng xa.
Nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ.

Huế ơi! Không biết bây chừ
tiếng ca nào vương bên mạn thuyền có ai chờ ai qua Tràng Tiền?
Không biết bây chừ nữ sinh mang nón bài thơ
để trai xứ Huế mộng mơ.

Huế ơi! Ta nhớ muôn đời
Bóng trăng hồ sen trong Hoàng Thành.
Tiếng chuông từng đêm Thiên Mụ buồn.
Ta nhớ muôn đời người con gái Huế quá xinh!
Tóc mây ngang lưng trữ tình.

Non nước Thần Kinh quê hương đất lạnh.
Cả trái tim sông núi của mình.
Cả linh hồn của dân hùng anh.
Bởi đâu gây nên nông nỗi cánh chim bay giữa trời lẻ loi.
Nhỏ tôi yêu khóc bao giờ nguôi?

Tôi đã lạc em trong cơn biến động.
Để tháng năm hai đứa lạnh lùng.
Để đêm ngày kẻ nhớ người mong.
Khổ đau cao như mây tím.
Phố năm xưa đã buồn buồn thêm.
Nhỏ yêu ơi! Biết đâu mà tìm?