Nhạc sĩ Hàn Châu nổi tiếng với dòng nhạc quê hương, trữ tình, ông được khán thính giả biết đến qua những ca khúc: Cây Cầu Dừa, Thành Phố Sau Lưng,Về Quê Ngoại, Tội Tình, Những Đóm Mắt Hỏa Châu, Người Giàu Cũng Khóc, Hạ Thương, Cánh Cò Và Dòng Sông… Đề tài âm nhạc của nhạc sĩ Hàn Châu khá đa dạng, ông viết đa số là về người lính, tình yêu quê hương, đất nước hoặc những câu chuyện tình yêu buồn, sầu thương và đầy dang dở.
Hàn Châu tên thật là Lê Đình Nam, ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1947 tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định. Hàn Châu được sinh ra trong một gia đình có 5 anh chị em. Chị cả của ông là Lê Thị Hương – vợ của nhạc sĩ Thanh Sơn.
Năm 14 tuổi, Hàn Châu vào Sài Gòn sinh sống cùng gia đình của chị gái và anh rể – vợ chồng nhạc sĩ Thanh Sơn. Hàn Châu từ nhỏ đã rất mê nhạc, cho nên thấy cây đàn guitar của anh rể được treo trên vách, ông muốn lấy xuống để đánh nhưng sợ anh rể mắng nên đành phải đứng đánh để nếu anh rể có về còn dễ “phi tang” chứng cứ kịp thời. Cũng chính nhờ tập đứng chơi đàn như vậy mà một thời gian sau Hàn Châu đã chơi được đàn guitar và chơi rất hay. Ngoài ra ông còn tự học để sáng tác ca khúc.
Năm 1966 nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác ca khúc “Ngỏ Hồn Qua Đêm” rồi ký bút danh là Triết Giang và Hàn Châu cho bài hát này. Đây là lần đầu tiên bút danh Hàn Châu của Lê Đình Nam xuất hiện với công chúng, được nhạc sĩ Hoàng Trang đặt cho ông. “Ngỏ Hồn Qua Đêm” được ký với 2 bút danh nên có lẽ vì vậy mà lâu nay nhiều người vẫn nhầm tưởng là bài hát này được 2 nhạc sĩ Hoàng Trang và Hàn Châu viết chung. Về phía gia đình của nhạc sĩ Hoàng Trang cũng đã cho biết bài hát này chỉ do một mình nhạc sĩ Hoàng Trang viết và ông muốn giúp đỡ người bạn Lê Đình Nam chưa có tên tuổi của mình nên đã để thêm tên Hàn Châu vào.
Bài “Ngỏ Hồn Qua Đêm” được hãng Vô Tuyến lăng xê và trở nên rất nổi tiếng, nhanh chóng được khán thính giả đón nhận qua tiếng hát của ca sĩ Hoàng Oanh với những ý nhạc mới mẻ cùng điệu bolero dễ đi vào lòng người.
Một trong những sáng tác đã đưa tên tuổi của nhạc sĩ Hàn Châu đến gần với công chúng hơn đó là ca khúc “Những Đóm Mắt Hỏa Châu”, đây được xem là một trong những nhạc phẩm đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hàn Châu và được công chúng yêu thích nhất. Nhạc sĩ Hàn Châu có để đề tựa “Mượn tựa một bài thơ của thi sĩ Tường Linh trong tờ nhạc bài hát Những Đóm Mắt Hỏa Châu phát hành trước năm 1975”.
Về hoàn cảnh sáng tác của ca khúc này, nhạc sĩ Hàn Châu cho biết vào năm 1968, khi ông vừa tròn 21 tuổi để đi vào quân ngũ. Thời điểm đó ở vùng ngoại ô Sài Gòn, ông nhìn về phía Củ Chi, Hóc Môn thường có những đèn hỏa châu sáng tỏa trong đêm tối. Một hôm, có một bài thơ mang tên Những Đóm Mắt Hỏa Châu của thi sĩ Tường Linh được giải nhất trong giải thi thơ của đài phát thanh. Nhạc sĩ Hàn Châu đã mượn tựa đề đó để viết thành bài hát mà sau đó đã trở thành ca khúc bất hủ, ông cho biết mình chỉ nghe tựa thôi chứ không nhớ bài thơ nội dung thế nào nhưng ông đã cảm tác mà viết nên một câu chuyện tình đẹp thời chiến. Ca sĩ Hoàng Oanh là người đầu tiên đã thu âm ca khúc “Những Đóm Mắt Hỏa Châu” trước năm 1975 trong đĩa nhựa, sau đó được ca sĩ Phương Dung và Băng Châu hát lại trong băng cối và cũng được mọi người đón nhận nồng nhiệt.
Hoàng Thi Thơ không phải là một nhạc sĩ sáng tác nhạc cho một giới, cho một lứa tuổi nào đó, mà nhạc của ông đa dạng dành cho mọi người. Những dòng nhạc ông theo đuổi từ thế kỷ này qua thế kỷ khác dần có một vị thế vững chắc trong lòng người hâm mộ. Không chỉ cố định ở một quốc gia, mà còn len lỏi đến khắp mọi miền của đất nước, không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam mà còn sang cả hải ngoại. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác rất nhiều nhạc khúc thuộc các thể loại từ tình ca quê hương đến nhạc tình, nhạc thời trang, còn có cả đoản khúc, trường ca, cho đến nhạc cảnh, nhạc kịch. Khi so sánh những nhạc phẩm này với những nhạc phẩm thuộc thể loại khác, người nghe sẽ dễ dàng nhận ra khả năng biến hóa trong âm nhạc của Hoàng Thi Thơ vô cùng phong phú và đa dạng. Và đặc biệt hơn, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đều rất thành công với tất cả thể loại mang những sắc thái hoàn toàn riêng biệt. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ không chỉ có một bút danh duy nhất, mà ngoài ra ông còn thường xuyên dùng những bút danh khác nữa để ký tên lên những tác phẩm âm nhạc của mình như: Tôn Nữ Trà Mi, Tôn Nữ Diễm Hồng, Triệu Phong, Bích Khê
Về thể loại nhạc tình yêu nam nữ, ông có rất nhiều bài hát nổi tiếng và được nhiều khán giả đón nhận cho đến thời điểm hiện tại: Đám cưới trên đường quê, Tà áo cưới, Hình ảnh người em không đợi,….và không thể thiếu ca khúc “làm mưa làm gió” một thời – “TÚP LỀU LÝ TƯỞNG”. Bài hát “TÚP LỀU LÝ TƯỞNG” được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sử dụng bút danh Tôn Nữ Trà Mi ký tên phía dưới bài hát và đây cũng là một trong số nhạc khúc của nhạc sĩ được giới báo chí thời đó gọi là “đem lại cho làng tân nhạc Việt Nam luồng sinh khí mới và cảm hứng tân kỳ”. Ca khúc này cũng trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam cho tới tận bây giờ, được khá nhiều ca sĩ trẻ thu âm, trình diễn trên những diễn đàn, sân khấu lớn.
TÚP LỀU LÝ TƯỞNG là một bài hát có tiết điệu trẻ trung, giai điệu có phần vui tươi. Ca khúc làm ta thấy thêm yêu đời, thêm tin vào những mối tình đơn giản mà hạnh phúc ngập tràn. Thật tuyệt vời biết bao khi hai người yêu nhau và được kết đôi thành vợ thành chồng, rồi sống cùng nhau dưới một “Túp lều lý tưởng”, luôn có Anh và Em, luôn có mái nhà hạnh phúc.
Bấm vào hình trên để lắng nghe ca khúc do Mai Lệ Huyền trình bày
“Từ ngày hai đứa yêu nhau mộng ước thật nhiều!
Từ ngày hai đứa yêu nhau lòng ước bao nhiêu!
Mộng vàng hai đứa có chi là quá xa xôi:
Ta mơ một mái nhà tranh
Ta mơ một túp lều tình
Đời mình đẹp mãi với Em và Anh
Đời mình đẹp mãi dưới túp lều xinh
Rồi mình đi kiêm liễu xanh kết làm mành!
Rồi mình xin khóm trúc xinh trồng hết chung quanh!
Ngoài vườn hoa cúc hoa mai nào khác chi tranh
Ban mai mình ngắm màu hoa
Ban đêm mình ngắm chị Hằng
Dù nghèo cuộc sống vẫn thêm hào hoa
Đẹp mình đẹp quá có ai bằng ta…..”
Có mấy ai yêu nhau mà không mơ ước cho mình một mái nhà hạnh phúc, mộng mơ rất nhiều, mong muốn cũng rất nhiều, mỗi người một lý tưởng. Lúc yêu, con người ta suy nghĩ đơn giản lắm, chỉ cần hai người bên nhau, không cần quá giàu sang, không cần có của ăn của để, chỉ cần hai đứa sớm tối bên nhau, cùng nhau làm mọi việc – “kiêm liễu xanh kết làm mành”, “trồng khóm trúc xung quanh”, “ban ngày ngắm hoa, ban đêm ngắm sao và chị Hằng”. Nhưng khi thật sự bước vào đời sống hôn nhân thì mọi mơ ước đều gần như tan biến, bởi cuộc sống bộn bề và đôi khi sẽ gặp khó khăn, nếu vợ chồng không đồng lòng thì hồi kết của hôn nhân chính là sự chia ly. Vậy nên, Hoàng Thi Thơ đã nói thay tiếng lòng của người đời, truyền tải vào bài ca để nhắc nhở các đôi yêu nhau. Tình này sẽ chỉ đẹp, mái nhà này sẽ luôn đủ đầy khi vợ chồng biết nhường nhịn lẫn nhau, biết động viên nhau cùng cố gắng xây dựng hạnh phúc. Dù có tay trắng thì cũng sẽ có một ngày “túp lều tranh” ấy biến thành cung điện, sẽ thành “túp lều lý tưởng” mà biết bao người mơ ước.
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Mai Lệ Huyền và Hùng Cường trình bày.
“….Túp lều lý tưởng của Anh và của Em
đâu đâu nào Anh ơi?
Túp lều lý tưởng của Em và của Anh
đâu đâu nào Em ơi?
Túp lều lý tưởng đó ta xây bằng duyên bằng tình
không ai mà yêu bằng mình
khi ta đừng nhìn một đàn con xinh……
Tình mình không chắc dễ mua hạnh phúc bằng tiền!
Vì tiền chưa chắc đã cho cuộc sống như tiên!
Tình nghèo hai đứa ước mơ chỉ bấy nhiêu thôi
Ta mơ một mái nhà tranh
Ta mơ một túp lều tình
Đời mình đẹp mãi với Em và Anh
Đời mình đẹp mãi dưới túp lều xinh.”
Anh và em cần chi đâu xa, túp lều xinh ấy ở ngay trong tim chúng ta, nó không cần xây bằng vật chất xa hoa, cũng không được mua bằng tiền hay gây dựng bằng vật liệu. Mà nó chính là tình yêu, khi hai trái tim hòa chung cùng một nhịp đập thì sông cũng có thể cạn, núi cũng có thể mòn. “Tình mình không chắc dễ mua hạnh phúc bằng tiền, vì tiền chưa chắc đã mua cuộc sống như tiên” – Vợ chồng luôn hòa hợp, cả hai cùng nhìn về một hướng, không cãi vã hay làm to chuyện thì dù có tiền vàng thành núi cũng chưa chắc đã hạnh phúc bằng khi có hai ta. Gia đình luôn là nền tảng, là gốc rễ để vợ chồng hòa thuận, cùng vun đắp xây dựng hạnh phúc, cùng nuôi dạy “đàn con xinh”. Câu hát “Tình nghèo hai đứa ước mơ chỉ bấy nhiêu thôi” – Câu hát tưởng chừng như dễ dàng, những có mấy ai làm được, có mấy ai hiểu được điều này.
Câu kết của bài hát làm người nghe vô cùng cảm động, dù giai điệu rất vui, rất lạc quan và hạnh phúc – “Đời mình đẹp mãi với Em và Anh, đời mình đẹp mãi dưới túp lều xinh” – Dù chỉ là một túp lều tranh, nhưng có hai tâm hồn yêu thương, thì “túp lều tranh” cũng hóa thành “túp lều lý tưởng”. Không cần gì cả, chỉ cần anh và em cùng sinh sống dưới một mái nhà, chúng ta đồng lòng cùng nhau, thì mình sẽ luôn tươi đẹp.
Trích lời bài hát Túp Lều Lý Tưởng:
Từ ngày hai đứa yêu nhau mộng ước thật nhiều!
Từ ngày hai đứa yêu nhau lòng ước bao nhiêu!
Mộng vàng hai đứa có chi là quá xa xôi:
Ta mơ một mái nhà tranh
Ta mơ một túp lều tình
Đời mình đẹp mãi với Em và Anh
Đời mình đẹp mãi dưới túp lều xinh…
Rồi mình đi kiêm liễu xanh kết làm mành!
Rồi mình xin khóm trúc xinh trồng hết chung quanh!
Ngoài vườn hoa cúc hoa mai nào khác chi tranh
Ban mai mình ngắm màu hoa
Đêm đêm mình ngắm chị Hằng
Dù nghèo cuộc sống vẫn thêm hào hoa
Đời mình đẹp quá có ai bằng ta…
Túp lều lý tưởng của Anh và của Em!
đâu đâu nào Anh ơi?
Túp lều lý tưởng của Em và của Anh!
đâu đâu nào Em ơi?
Túp lều lý tưởng đó ta xây bằng duyên bằng tình
không ai mà yêu bằng mình
khi ta đứng nhìn một đàn con xinh…..
Tình mình không chắc dễ mua hạnh phúc bằng tiền!
Vì tiền chưa chắc đã cho cuộc sống như tiên!
Ti`nh nghèo hai đứa ước mơ chỉ bấy nhiêu thôi
Ta mơ một mái nhà tranh
Ta mơ một túp lều tình
Đời mình đẹp mãi với Em và Anh
Đời mình đẹp mãi dưới túp lều xinh
u đa số đều là nhạc về người lính như: Những Đóm Mắt Hỏa Châu, Thành Phố Sau Lưng, Ngày Mai Tôi Về, Tình Người Đầu Non, Lời Trần Tình, Viết Trên Cao,….
Bấm vào hình để nghe ca khúc Thành Phố Sau Lưng do Duy Khánh trình bày.
Sau đó, nhạc sĩ Hàn Châu sáng tác đa dạng về mặt thể loại hơn với những câu từ sâu sắc. Ông hay đưa những âm hưởng dân ca, ca dao vào trong ca khúc của mình, cùng với đó là những hình ảnh bình dị thường thấy như: Cánh Cò, Cây Cầu Dừa, Cánh Bèo,… Ngay cả tên ca khúc ông cũng đặt tựa một cách đơn giản và dễ nhớ nhất nhưng lại tạo được ấn tượng khó quên với mọi người như: Cây Cầu Dừa, Về Quê Ngoại, Mực Tím Mồng Tơi, Đi Cày,… Những ca khúc của nhạc sĩ Hàn Châu dễ đi vào lòng người cũng bởi những cảm xúc thật với những hình ảnh đẹp và gần gũi. Ông từng tâm sự: “Tâm hồn người Việt Nam chúng ta rất dễ cảm thụ những gì hầu như đã trở thành “quốc hồn, quốc túy” như câu ru hời của mẹ, bến nước, cây đa, lũy tre, ruộng lúa, cánh cò, đàn trâu…. Còn dân ca là cả một kho tàng vô tận để người nhạc sĩ dựa vào đó mà khai thác, mà phát triển”. (Theo Nguyễn Kim Tuấn)
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Những Đóm Mắt Hỏa Châu – Hoàng Oanh & Trung Chỉnh trình bày.
Sau sự kiện lịch sử năm 1975, nhạc sĩ Hàn Châu ngưng sáng tác một thời gian đến năm 1980 mới bắt đầu sáng tác lại với ca khúc: “Tình Nhỏ Mau Quên”, “Tội Tình”, “Mèo Hoang”, “Tình Gần Tình Xa”, “Lời Nhớ Lời Thương”, “Dòng Sông Và Nỗi Nhớ”, “Xa Nhau Ngậm Ngùi””…
Tháng 7 năm 2019, Hàn Châu đảm nhận vai trò giám khảo trong chương trình “Hãy Hát Tôi Nghe” tại đây ông cũng đã chia sẻ thẳng thắn về quan điểm sáng tác như sau: “Nhạc sĩ có nhiều trường phái, người thích viết nhạc mang âm hưởng dân ca quê hương, người thì thích viết nhạc mang âm hưởng của các nước bên ngoài nên hai vấn đề này đụng chạm nhau lắm. Người thì cho rằng dòng nhạc rẻ tiền, người thì nói dòng nhạc kia sang hơn. Chúng ta không nên dòm ngó, chê bai dòng nhạc nào cả, cái đó quần chúng thích nghe gì thì họ nghe. Âm nhạc đều được viết trên 7 nốt chính, không có gì là khác cả”.
Và cho đến ngày nay, dù đã bước qua tuổi 70 nhưng nhạc sĩ Hàn Châu vẫn rất say mê sáng tác cũng như viết bài nghiên cứu về các thể loại âm nhạc. Những bài viết của ông về dòng nhạc Bolero rất có giá trị vì cách nhìn nhận, đánh giá của ông đúng thực tế về dòng nhạc này và cũng bởi vì chính ông cũng là một nhạc sĩ thuộc hàng đỉnh cao với nhiều ca khúc Bolero nổi tiếng.