Minh Đức Hoài Trinh: Nữ sĩ tài hoa nhưng tình đời lắm đau thương

Đăng ngày 20/07/2024

Minh Đức Hoài Trinh có lẽ đã chẳng còn xa lạ đối với những người yêu nhạc, hay tên tuổi của vị nữ sĩ này cũng lan rộng ở thời kháng chiến chống Mỹ xưa. Bà tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, vốn là một nữ văn sĩ người Việt. Bên cạnh đó, bà vẫn còn dùng thêm vài bút danh khác như Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh và Bằng Cử. Là người con xứ Huế, thuộc dòng dõi Xuân Hòa hầu Võ Liêm – Thượng thư Bộ lễ dưới hai triều đại vua Khải Định và Bảo Đại. Cha của bà còn là Tổng đốc tỉnh Quảng Nam – Võ Chuẩn.

Một bài viết trong tập san BAVH năm 1939 về ngài Thượng thư Bộ Lễ – Võ Liêm (1873-1936), ông nội của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh

Qúy bà Công Tằng Tôn Nữ Thị Lịch – Phu nhân của Võ Chuẩn – mẫu thân của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh

Cuộc đời của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh qua loạt ảnh hiếm chưa từng được công bố

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được biết nhiều đến bởi hai tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”, là những ca khúc nhạc trữ tình xuất sắc do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trong những năm của thập niên 1960. Nhắc đến sự ra đời hai tuyệt phẩm thơ thì phải nhắc đến câu chuyện tình trường lắm bi thương của người nữ sĩ tài hoa. Giai thoại xoay quanh hai ca khúc là:

Minh Đức Hoài Trinh là một người phụ nữ đỉnh đạc, dáng người nhỏ nhỏ đúng chuẩn của nét đẹp Á Đông nhưng lại mang theo một ánh mắt sắc bén cùng phong thái lạnh lùng. Ngay từ bé, bà đã ôm mộng tường kỳ cùng kháng chiến, góp chút sức mình đánh đuổi quân xâm lược. Dù là một cô gái nhỏ nhưng lại chẳng hề nao núng trước những nguy nan của sa trường, bà đã quân vào hàng ngũ của Việt Minh để tiếp tục hoài bão bản thân. Khi còn trong hàng ngũ, bà được giao một nhiệm vụ, đó là trở về Huế và tiếp cận cũng như thuyết phụ một chính khách nổi tiếng Khi ở trong hàng ngũ của Việt Minh, có một lần bà được giao nhiệm vụ về Huế để tiếp cận, thuyết phục một chính khách nổi tiếng là Phan Văn Giáo – đồng thời cũng là một dược sĩ phục vụ cho Quốc Gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, sự tiếp xúc tưởng chừng là thoáng qua, mối quan hệ sẽ kết thúc nếu nhiệm vụ hoàn thành lại không ngờ đã dẫn đến sự tuyệt vọng về một câu chuyện tình yêu sâu đậm giữa hai con người xa lạ. Tình yêu giữa vị chính khách của phe đối lập cùng với vị nữ sĩ tài hoa thuộc hàng Việt Minh đã nảy nở, nhưng sau cùng lại đau đớn chấp nhận khi Phan Văn Giáo bị chính đơn vị của bà Hoài Trinh cho người thủ tiêu. Lúc ấy, bà lại bất chợt nhận ra mình đang hoài thai – kết tinh của mối tình ngang trái, vừa bất ngờ lại vừa tuyệt vọng. Tuy nhiên, có người nhận định rằng, ông Phan Văn Giáo không hề chết mà sau cuộc ám sát ông vẫn sống. Từ khoảng những năm 1950, con đường công danh của ông lại gặp nhiều biến cố, cuối cùng thì bị phế truất khỏi chính trường và sang Paris định cư, rồi mất trên đất Pháp khoảng năm 1968. Còn về đứa con chung của hai người, khi lớn lên cũng được đưa sang Paris sinh sống, sau này thì từ bỏ hồng trần mà quyết định đi tu.

Cuộc đời của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh qua loạt ảnh hiếm chưa từng được công bố

Đối với những người yêu thích dòng nhạc Việt Nam, đều nhắc đến Hoài Trinh như một nhà thi sĩ, một tác giả với những áng thi gây ám ảnh người nghe. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, trong con đường sự nghiệp Minh Đức Hoài Trinh đã đạt được nhiều thành tựu cũng như danh tiếng mà rất ít người phụ nữ Việt Nam nào làm được. Bà hoàn toàn xứng với danh xưng “Tài nữ”.

Là một nhà thơ, nhà văn với nhiều tác phẩm được xuất bản và được công chúng yêu thích đón nhận; Hoài Trinh còn là một nữ ký giả nổi tiếng trên toàn quốc, bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm được điều đó với vai vế vượt tầm biên giới. Bắt đầu từ những năm 17 tuổi, Hoài Trinh đã tham gia vào phong trào chống Pháp khi gia nhập hàng ngũ của quân đội Việt Minh. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì bỏ về Huế để tiếp tục cho con đường học tập. Chương trình học phổ thông chám dứt, Hoài Trinh quyết định sang Pháp du học vào những năm đầu của thập niên 1950 và tốt nghiệp ngành báo chí – Hán văn tại trường Ngôn ngữ Đông Phương La Sorbonne, Paris.

Năm 1967, sau khi ra tốt nghiệp ra trường, bà ứng tuyển và trở thành phóng viên của đài truyền hình Pháp ORTF. Ngoài ra, bà còn từng là một phóng viên chiến trường tại: Algerie, Israel và cả ᴄhιến trường Việt Nam. Với tính cách năng động như Hoài Trinh, từ những năm của giai đoạn 1968 – 1971, bà đã đi hầu như khắp miền Nam Việt Nam để săn tin cũng như là đưa tin, đặc biệt phải kể đến sự kiện Mậu Thân tại Huế.

Cuộc đời của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh qua loạt ảnh hiếm chưa từng được công bố

Năm 1972, bà được phái trở thành người theo dõi và tường thuật lại Hội nghị Paris – một sự kiện lịch sử mang ý nghĩa lớn và có sức ảnh hương đến tình hình Việt Nam thời điểm bấy giờ. Đến năm 1973, Hoài Trinh lại tiếp tục sang Trung Đông để theo dõi cuộc chiến Do Thái, một thời sau bà quay trở lại Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh từ những năm 1974 – 1975.

Sau năm 1975, Hoài Trinh quay trở lại Paris cho xuất bản tạp chí Hồn Việt Nam và trở lại cộng tác với Đài phát thanh ORTF với chương trình Việt ngữ để tranh đấu cho những người cầm bút và cho giới văn nghệ sĩ. Cũng chính bà là người đã sáng lập nên Hội Văn bút Việt Nam hải ngoại và vận động để được công nhận là Hội viên Hội Văn bút Quốc tế tại Rio de Janeiro vào năm 1979.

Đã nhắc đến Minh Đức Hoài Trinh thì không thể không nhắc đến Phạm Duy, người đã tiếp thêm đôi cánh dày và chắc cho hai bài thơ của bà trở thành tuyệt khúc bất hủ. Chính nhạc sĩ Phạm Duy đã kể lại mối giao cảm này trong Hồi ký của mình như sau:

“Tôi được hân hạnh làm quen với những người con của cụ thượng thư Võ Chuẩn khi tôi tới Huế vào năm 1944 với gánh hát Đức Huy. Đó là anh Võ Xuân với những người em gái rất tân tiến so với thời đó, về sau trở thành những nữ nghệ sĩ rất nổi danh, như nữ sĩ Minh Bảo, nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Minh Đức Hoài Trinh bên cha mẹ … Mỗi lần trong âm nhạc, muốn xưng tụng rõ ràng cái nên thơ, cái lãng mạn, cái vui ngộ nghĩnh, cái buồn dìu dịu của Huế là tôi chỉ cần nhớ lại hình ảnh, cử chỉ, thái độ của những người thiếu nữ họ Võ mà tôi đã từng được hạnh phúc làm quen. Nhiều năm trôi qua, thế mà tôi còn nhớ mãi một buổi sáng mùa hè, qua đò sông Hương, với 2 chị em Băng Thanh và Hoài Trinh để tới chợ Đông Ba. Leo lên bờ trước 2 thiếu nữ, giơ tay ra kéo các cô lên thì gặp phải đôi mắt Hoài Trinh 16 tuổi”.

Đến năm 1948, khi trở lại chiến trường ở khu Thanh Hóa, đã có một cuộc hội ngộ bất ngờ giữa Phạm Duy và Hoài Trinh:

“Tôi bấy giờ đang là quân nhân… bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng ᴄhιến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con rồi, ai cũng đều mê mẩn cô bé này. Phạm Ngọc Thạch từ Trung ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam bộ, khi ghé qua Thanh Hóa, cũng phải tới Trường Văn hóa để xem mặt Hoài Trinh… Hồi đó, Minh Đức Hoài Trinh đã được Đặng Thái Mai coi như là con nuôi và hết lòng nâng đỡ. Gia đình tôi di cư vào Sài Gòn năm 1952, đến 1954, tôi đi du học bên Pháp và gặp lại Hoài Trinh đang ở với người em trai trong một căn gác nhỏ. Hoài Trinh khởi sự làm thơ. Về phần tôi, việc phổ nhạc cũng được bắt đầu. Những bài thơ như Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Đừng Bỏ Em Một Mình của Minh Đức Hoài Trinh mà tôi phổ nhạc sau này đã trở thành những ca khúc lãng mạn nhất của thời đại. Cho tới khi phải rời đất nước để qua sống tại Hoa Kỳ, ở “thị trấn giữa đàng” (Midway City – Cali), lại là nơi tôi có cô láng giềng là nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Thế mới hay, quả đất không lấy gì làm to lớn lắm, đi đâu rồi cũng gặp lại bạn hiền.”

minh-duc-hoai-trinh | Hai Gốc Cây Minh Đức Hoài Trinh Phần I… | Flickr

Sau khi Hoài Trinh qua đời, Lại Nguyên Ân – một nhà nghiên cứu văn học ở Hà Nội đã có những chia sẻ như sau về nhạc khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau”:

“Hồi năm 2000 có dịp ghé qua Đại Học Cornell, Hoa Kỳ, thấy tại thư viện ĐH này khá nhiều sách của Minh Đức Hoài Trinh, xuất bản tại miền Nam trước 75 và tại KH sau 75. Tôi cũng từng trò chuyện với bạn PTH, con gái nhà thơ Phan Khắc Khoan, mới biết bà M.Đ. Hoài Trinh là dì ruột bạn ấy. Ông Vũ Tú Nam từng kể với mình là bà Hoài Trinh cùng học với ông ở lớp văn hóa kháng chiến ở Quần Tín, Thanh Hóa, (cùng khóa có Ng. M. Cầm, sau là bộ trưởng Ngoại giao). Bạn PTH kể: Đứng trong hàng ngũ Kháng Chiến, bà Hoài Trinh được cử vô thành để tiếp cận thuyết phục một nhân vật là Phan Văn Giáo. Sự tiếp cận do phía Kháng Chiến giao việc lại dẫn đến một tình yêu. Điều đau đớn là khi tình yêu đã nảy cành kết trái thì phía Kháng Chiến cử người ám sát Ph.V.Giáo. Khi ấy bà H.Trinh đã có thai, bị bất ngờ và cực kỳ thất vọng. Có lẽ bài thơ “Kiếp nào có yêu nhau” như là tiếng lòng bà trước nỗi đau kia, dù giọng rất kìm nén. Bạn PTH cũng cho biết, đứa con chung của họ, một cô gái, lớn lên sang Paris và đi tu. Mẹ bạn PTH tức chị bà Hoài Trinh cũng mới mất tại Hà Nội cách nay ít lâu; anh Đặng Tiến có nhắc tên bà. Tôi từng tới nhà ông bà một vài lần, ở gần ngõ Hàng Hành.”

“Lời thì thầm của ba người con gái Huế xưa” – NXB Hội Nhà Văn

Cuộc đời của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh qua loạt ảnh hiếm chưa từng được công bố

“Lời thì thầm của ba người con gái Huế xưa” (NXB Hội Nhà văn) gồm truyện và ký của ba ái nữ quan thượng thư và tổng đốc cuối cùng của triều Nguyễn là ông Võ Chuẩn và bà Tôn Nữ Thị Lịch vừa được ra mắt độc giả. Tuyển tập mở đầu với tiểu thuyết “Hai gốc cây” của Minh Đức Hoài Trinh mang nhiều chất tự truyện về cuộc đời, gia đình Tổng đốc Võ Chuẩn từ khi ông là tham tá Tòa khâm sứ đến khi trở thành Tổng đốc Quảng Nam rồi về hưu sớm đi tản cư….. Tiểu thuyết “Những đêm mưa” của Linh Bảo kể về mối tình sóng gió của nhân vật Tham Hải mà nguyên mẫu chính là Tổng đốc Võ Chuẩn. Tuyển tập cũng giới thiệu một phần nhật ký của Băng Thanh ghi lại những câu chuyện trong đời sống cũng như tình cảm của bà với các thành viên trong gia đình.

“Lời thì thầm của ba người con gái Huế xưa” giúp người đọc hiểu hơn về cuộc sống của một gia đình quan lại triều Nguyễn. Ông bà tham tá, tổng đốc ngoài việc lo cho dân, mở mang tri thức, nâng cao dân trí, lo canh nông kỹ thương, dẫn thủy nhập điền; còn phải lo nuôi lợn, làm vườn, dạy dỗ con cái, giữ gìn nền nếp gia phong. Bên cạnh đó, cảnh “chồng chúa vợ tôi”, cảnh cam chịu của những người phụ nữ phải vui lòng cưới thiếp cho chồng, và cảnh những người hầu, người thiếp thời bấy giờ cũng được kể qua những trang viết. Ba người con gái viết về cha mẹ, gia đình mình ở những khía cạnh khác nhau. Những câu chuyện về gia đình Tổng đốc Võ Chuẩn còn cho thấy một giai đoạn lịch sử, giai đoạn chuyển mình từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ hiện đại, với sự tiếp nhận, giao lưu với văn hóa phương Tây.