Hình ảnh Quận Thủ Đức và Chợ Thủ Đức Ngày Xưa

Đăng ngày 20/07/2024

Quận Thủ Đức và Chợ Thủ Đức cách đây 60 năm trước, trong bộ ảnh mới nhứt này quý vị sẽ thấy lại các vòi nước xưa, Căn Cứ của Tiểu Đoàn Trâu Điên, hang đá nhà thờ, ban nhạc Hippie The Peanuts Company với Francois Tran, Michel Tran, Bernard Tran, Kỳ Phát cùng thân phụ, bốn cô gái trong ban nhạc nữ The Blue Stars với ca sỉ Hồng Loan, cô là em gái ca sỉ Joe Marcel, ca sỉ Mỷ Xuân, Nga Rhythm guitar và Câu lead guitar. tòa hành chánh Thủ Đức cùng nữ ca sĩ Bạch Yến.
Đọc thêm bài viết hay:

Hình ảnh Quận Thủ Đức (tỉnh Gia Định) thập niên 1960 – Nguồn gốc tên gọi Thủ Đức

Hình ảnh chợ Cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối ngày xưa
Vì sao có tên gọi chợ Bà Chiểu ?

– Qúy vị sẽ thấy lại hình ành quen thuộc của đường ray Xe Lửa, đường ray này ngày nay chính là đường Kha-Vạn-Cân, khu nghĩa địa Thủ Đức với phần mộ cha Minh Đăng, khu nghĩa địa này ngày nay chính là Nhà Thiếu nhi Thủ Đức trên đường Võ Văn Ngân, trường Lassan Mosard, cầu Gò Dưa.

Bữa giờ ad hơi bận xíu nên ít cập nhật bài viết cho quý vị ,nay ad rảnh xíu nên làm một bài tặng các bác “Saigon xưa” về Quận Thủ Đức cách đây 60 năm hen, nhìn hình không biết giờ ai còn ai mất nhưng qua những tấm hình có thể thấy kỷ niệm lại ùa về trong mỗi chúng ta đó hen

– Quận Thủ Đức Xưa

Đã có từ hơn 200 năm nay, chợ Thủ Đức là chứng nhân của biết bao thăng trầm hưng phế, là nơi không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây.Chợ Thủ Đức có sau hành trình xuôi về phương nam của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thế kỷ 17.

Người lập ra chợ này vốn là một thương gia người Hoa bỏ nước ra đi sau khi phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại.ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy) hiệu Thủ Đức, ông đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu xưa và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức”, vó thuyết rằng tên gọi Thủ Đức là lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực này tên là Đức. Về sau, một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây lập chợ, lấy tên và chức của vị quan trấn thủ tên Đức kia đặt cho chợ Thủ Đức để tỏ lòng biết ơn.
Từ đó có địa danh Thủ Đức”.

Hình ảnh Quận Thủ Đức (tỉnh Gia Định) thập niên 1960 - Nguồn gốc tên gọi Thủ Đức

Là một vùng nửa chợ nửa quê hấp dẫn đối với người dân Sài Gòn, có những chỗ vui chơi giải trí thơ mộng, không ồn ào náo nhiệt. Cuối tuần nếu dân Sài Gòn không đi tắm biển Vũng Tàu thường đến Thủ Đức tắm hồ, tắm suối, ăn nem nướng gói lá vông là một đặc sản nổi tiếng qua nhiều thập niên. Dọc các quán ăn, cửa hiệu ven đường, những chùm nem xanh tròn đầy treo lủng lẳng trông thật hấp dẫn, qua ca dao. “tay cầm bầu rượu nắm nem, mải vui quên hết lời em dặn dò“.

Thủ Đức còn có một ngôi chùa Cổ nhất Saigon cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở Sài Gòn nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như hiện nay.

Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay theo kiến trúc hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu khác nhau như những cánh sen vươn lên.

Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ “long ẩn vân” dùng trang trí. Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ.