Đề tài về tình yêu đôi lứa trong thời chinh chiến là một đề tài chưa bao giờ cũ, và cũng có tất nhiều nhạc sĩ vang danh khi viết về đề tài này như Trúc Phương có bài “24 giờ phép”, Bằng Giang có bài “Người em xóm đạo”, “ Lính trận miền xa”,… và còn rất nhiều nhạc sĩ khác. Nhưng không thể không kể đến nhạc sĩ Hà Phương và Anh Việt Thanh với ca khúc “Vùng lá me bay”. “Vùng lá me bay” là một nhạc khúc lãng mạn nhưng đượm buồn về tình yêu đôi lứa trong cảnh đất nước chìm trong chiến đạn.
Nhạc sĩ Hà Phương tên thật là Dương Văn Lắm, sinh năm 1938 tại Chợ Gạo, Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Với mong muốn được tung hoành, đi đây đó cho thỏa chí mà ông lấy bút danh Hà Phương. Từ năm 1975 đến nay ông sáng tác khoảng 80 ca khúc, phần lớn các ca khúc ca ngợi vẻ đẹp con người và quê hương Nam Bộ, về tình yêu lứa đôi. Ông cùng với nhạc sĩ Anh Việt Thanh sáng tác nhiều ca khúc như: Hai lần yêu, Mưa đêm tỉnh nhỏ, Thương nhau trọn đời, Vùng lá me bay, Về Tiền Giang quê em.
Bài hát “Vùng lá me bay” được sáng tác trong khoảng Mùa hè đỏ lửa năm 1972. Tình yêu đôi lứa trong bối cảnh đất nước còn nhiều biển lửa là cảm hứng cho nhạc sĩ Hà Phương và Anh Việt Phương sáng tác nên nhạc khúc vàng này.
Mở đầu bài hát là khung cảnh người chiến sĩ nhìn lá me bay mà nhớ lại mối tình của mình.
Nhìn lá me bay, nhớ kỷ niệm hai chúng mình
Ngày đó quen nhau, vương chút tình trên tóc mây
Ðôi mắt thơ ngây, hoa nắng ươm đầy
Ðẹp tựa như lá me bay, nên tình anh trót vay
Như bao cặp đôi khác, ngày tình yêu bắt đầu luôn là kỷ niệm khó phai trong lòng mỗi người. Ngày mới quen nhau, em trong đôi mắt thơ ngây trong cảnh trời hoa nắng ươm đầy. Anh như say trong khung cảnh ấy, say trong ánh mắt ấy mà từ đó trót vay tình em.
Ngày đó yêu nhau, chúng ta thường qua lối này
Từng lá me bay ,vương gót hài, hoa bướm say
Tơ nắng đơm bông, trên má em hồng
Ðẹp tựa như lá me rơi, khung trời xanh ước mơ
Người lính nhớ lại những ngày quen nhau, họ thường đi trên con đường đầy lá me bay, mỗi lần đi qua, lá me còn vươn lại nơi “gót hài”, trong khung trời lãng mạn ấy, hoa bướm cũng như say trong tình yêu nồng thắm, say trong cảnh trời lãng mạn. Những tia nắng xuyên qua kẻ lá, hàng cây và in lại trên má em như đơm bông, khiến cho má em thêm hồng “Tơ nắng đơm bông, trên má em hồng”. Là bài hát nhưng đậm chất thơ, Nhạc sĩ Hà Phương và Anh Việt Thanh đã sử dụng ca từ một cách điêu luyện,và đậm chất thơ qua các vần điệu “này-say”, “bông-hồng”. Có thể nói, hai nhạc sĩ tài hoa ấy đã gieo vần cho câu hát, chắp cánh cho lời ca. Và không chỉ đem thơ vào nhạc, hai nhạc sĩ còn đem cả họa vào nhạc. Sở dĩ nói như thế, vì qua lời bài ca ta như hình dung ra bức tranh muôn màu sắc: màu của tia nắng, màu má em hồng trong nền màu xanh của khung trời. Tất cả như hòa quyện vào nhau, một hồng của tình yêu, màu hồng của mộng mơ tuổi trẻ trên nền xanh của ước mơ, màu xanh của tương lai tương sáng và tất cả được đặt trong khung cảnh lá me bay bay. Thật sự là một sự kết hợp chặt chẽ của thơ-nhạc-họa.
Ta xa nhau
Lúc hè về rơi xác phượng buồn
Nẻo đường, thành đô khói ngụt trời
Vùng luyến thương ơi
Và rồi vào mùa hè năm ấy, khi cánh phượng buồn rơi khắp nẻo đường thì ta xa nhau. Khung trời xanh ước mơ ngày nào giờ chìm trong thành đô khói ngụt trời. Nếu ở đoạn trước là khung cảnh bình yên, lãng mạn của bầu trời xanh ước mơ, thì giờ đây là một sự đối lập hoàn toàn. Giờ đây không còn màu hồng của má em, mà là màu đỏ của cánh phượng rơi, không còn bầu trời xanh trong nữa mà thay vào đó là khói lửa của chiến tranh. Và không còn bầu không khí lãng mạn của ngày mới yêu nữa, giờ đây là cảnh luyến thương nhau khi phải xa cách.
Mùa thu dâng cao
Biết rằng người yêu đang mong
Xin hiểu giùm
Lửa còn đốt cháy quê hương…
Giờ đã xa nhau, những kỷ niệm xin vẫy chào
Vùng lá me bay, năm tháng dài thương nhớ ai
Em cố quên đi, thương nhớ làm gì
Tình mình như lá me rơi, trên giòng xuôi biển khơi…
Dẫu rằng còn rất yêu nhau, nhưng người lính vẫn mong người yêu hãy “cố quên” mình đi. Có lẽ, người lính ấy cũng sợ hãi, không phải nỗi sợ của chinh chiến mà là nỗi sợ sẽ mãi mãi xa cách người yêu. Anh sợ anh sẽ chẳng thể quay về bên người con gái anh yêu. Nên anh vẫn mong cô có thể quên anh đi, sống tiếp và yêu tiếp. Anh phải ra đi, phải lên đường, anh biết cô mong mỏi tin anh, biết cô cũng trông ngóng anh về. Nhưng anh sao có thể về khi quê hương còn ʟửᴀ đạɴ cнιếɴ cнιɴн. Anh chỉ có thể xếp lại tình mình vào một góc trong tim, dặn lòng mình cũng như dặn em hãy quên đi, hãy xem tình mình như lá me bay. Nếu ngày xưa hình ảnh lá me bay như tô điểm cho khung cảnh lãng mạn của tình yêu đôi mình thì giờ đây, lá me bay là hình ảnh so sánh cho cuộc tình mình. Lá me khi rụng xuống và bị gió cuốn bay đi thật xa, thật xa và không bao giờ lá me ấy có thể quay trở lại cành. Tình đôi ta cũng thế, tình ta như chiếc lá, ngày cнιếɴ тʀᴀɴн xảy ra như cơn gió mạnh, cơn gió ấy cuốn bay chiếc lá về nơi xa cũng như cнιếɴ тʀᴀɴн chia cắt chuyện đôi mình. Em như chiếc cành nơi hậu phương, em vẫn ở đấy, chỉ là anh như chiếc lá bị chiến chinh mang đi, biết nào mới có thể quay về. Vẫn khung trời lá me bay ấy, nhưng giờ đây tất cả sẽ chỉ là những kỷ niệm đẹp của chúng ta.
Vùng lá me bay là một nhạc khúc vàng bởi giai điệu ngân vang trữ tình, bởi lời ca đượm buồn về tình yêu đôi lứa trong thời chiến chinh. cнιếɴ тʀᴀɴн đi qua, nhưng những cảm xúc về cuộc chia ly, về sự tiếc nuối cho cuộc tình này vẫn luôn sống mãi qua bài hát “Vùng lá me bay”, sống mãi trong lòng người mộ nhạc.