Tổng kho Long Bình và những bí ẩn chưa được giải đáp – Phần 1

Đăng ngày 20/07/2024

Tổng kho Long Bình là là một kho νũ кнí nằm ở Biên Hòa, Đồng Nai, được Mỹ xây dựng từ giữa năm 1965. Cho đến nay, dù đã “đổi chủ” hơn 50 năm nhưng nhiều bí ẩn ở đây vẫn chưa có lời giải. Hôm nay Thời Xưa chia sẻ đến quý vị độc giả những con số và những bí ẩn xung quanh tổng kho νũ кнí lớn nhất Đông Nam Á ngày đó.

Sau khi chiến lược “cнιếɴ тʀᴀɴнcục bộ” được thực hiện và đưa quân đội vào тнᴀм cнιếɴ tại Miền Nam Việt Nam, lượng quân trang quân dụng và νũ кнí được vận chuyển tới tổng kho tăng lên từng ngày theo cấp số nhân.

Theo tài liệu thống kê cho biết: Lượng đạи dược được vận chuyển tới Việt Nam vào năm 1966 là khoảng 40.000 tấn/tháng, một năm sau đó số lượng đạи này tăng gần gấp đôi theo cấp số nhân với con số lên đến 75.000 tấn/tháng

Nhìn từ trên cao về Căn cứ Quân sự Long Bình. Việt Nam 1969

Đầu năm 1968, số lượng đạи dược được vận chuyển đã tăng đến 90.000 tấn/tháng và cho đến giữa năm thì con số này đã vượt quá 100.000 tấn/tháng.

Đây mới chỉ là khối lượng đạи dược. Đối với một đội quân nhà nghề được trang bị tận răng như quân đội Mỹ thì họ còn cần nhiều thứ quân trang và quân dụng khác để phục vụ đầy đủ. Từ các phương tiện cнιếɴ тʀᴀɴн
như máy bay, xᴇ тăɴԍ, ᴘнáo cáι… cùng với khí tài vật tư dự trữ để phục vụ sữa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị cho đến những đồ dùng sinh hoạt cá nhân, lương thực thực phẩm còn cao gấp nhiều lần con số trên.

Nhìn từ trên cao về Căn cứ Quân sự Long Bình. Việt Nam 1969

Trong khi đó, theo yêu cầu của Bộ tư lệnh qυâи νιễи cнιин Mỹ tại Việt Nam thì số lượng vật chất dự trữ phải đảm bảo đủ dùng cho quân đội trong ít nhất 6 tháng.

Với những lý do trên Mỹ tiến hành xây dựng tổng kho dự trữ chiến lược tại Long Bình – địa điểm thuận lợi cho việc tiếp nhận hàng hóa đồng thời có thể nhanh chóng tiếp tế cho Bốn vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ Đô.Chùm ảnh: Tổng kho Long Bình - căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam - Redsvn.net

Các kho nổi thường được làm bằng nhà thép tiền chế với độ dày lớn và chiều dài lên đến vài chục hoặc tới hàng trăm mét. Các kho chìm được sử dụng để chứa các loại hàng hóa như ʙoм đạɴ, нóᴀ cнấт thường có mái vòm bằng tôn dày sau đó đổ đất lên.

Các nhà thường có lũy đất cao hoặc thùng phuy sắt đổ đát xếp chồng lên nhau xung quanh để bảo vệ. Để thuận tiện cho việc ra vào tổng kho, người Mỹ xây dựng 12 cổng mở theo nhiều hướng khác nhau, hạ tầng giao thông cũng được xây dựng để tiện cho việc vận tải hàng hóa. Hàng ngày có hàng ngàn chuyến xe trọng tải lớn ra vào để vận chuyển hàng hóa những chưa từng xẩy ra hiện trạng ùn tắc.

Khối lượng hàng hóa được dự trữ trong kho lên đến hàng chục triệu tấn, Tổng Kho Long Bình trở thành kho dự trữ chiến lược lớn nhất ngoài nước Mỹ của quân đội Hoa Kỳ. Cùng với số lượng hàng hóa quá nhiều nên một bộ máy tính IBM 360/50- một trong những hệ thống máy tính hiện đại nhất thời đó được cung cấp để quản lý.

Với tầm quan trọng như vậy, Tổng kho Long Bình được bảo vệ rất nghiêm ngặt và cẩn mật. Xung quanh tổng kho có hàng rào dây théo gai từ 7-12 lớp, giữa cáo lớp hàng rào đều được bố trí мìи nhiều loại.

Nhìn từ trên cao về Căn cứ Quân sự Long Bình, Việt Nam 1969

Bên trong hàng rào được trang bị đường cho xe tuần tra. Cứ vài trăm mét dọc đường tuần tra lại có một tháp canh, trên đó được trang bị đèn pha công suất lớn để chiếu sáng vào ban đêm. Giữa mỗi phân kho cũng có hàng rào dây thép gai để tách biệt.

Các cây xanh đều được phát quang để kiểm soát tầm nhìn nên chỉ có loại cỏ Mỹ mọc được ở đây. Để bảo vệ kho, quân đội Mỹ cho 2000 sĩ quan và binh lính canh gác và tuần tra thường xuyên.

Ngoài ra còn một số đơn vị chiến đấu có doanh trại trong khuôn viên kho nhưng được ngăn cách đặc biệt với kho hàng để đảm bảo an toàn.

Doanh trại cho quân nhân nhập ngũ làm việc tại Trụ sở USARV

Tuy các kho được xây dựng trang bị hiện đại với độ bền chắc và an toàn nhưng khu nhà ở của sĩ quan, binh lính và nhân viên trong kho lại chỉ được làm bằng gỗ xẻ lợp tôn.

Các thanh gỗ kích thước 15 x 6 cm được lắp ghép thành khung nhà (chỗ nào là cột thì ghép 2-3 thanh bằng đinh rồi bắt bu- lông xuống nền bê tông), mặt trong vách dùng gỗ dán, mặt ngoài gỗ xẻ “lợp” như vẩy cá.

Giữa hai lớp là chất chống nóng khá giống mùn cưa. Sàn cũng bằng gỗ xẻ và trải một lớp nhựa mỏng. Nhà ở của sĩ quan thường là nhà 2 tầng, phòng có máy điều hòa nhiệt độ; còn binh sĩ và nhân viên thì ở nhà 1 tầng, khu vệ sinh chung.Chùm ảnh: Tổng kho Long Bình - căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam - Redsvn.net

Mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt như vậy song tổng kho Long bình từng được đặc công Quân Giải Phóng “hỏi thăm” nhiều lần và cũng tổn thất đáng kể.

Từ khi thực hiện chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh”, sự hiện diện của quân đội Mỹ giảm dần trên chiến trường Miền Nam. Cho đến khi Hiệp định Paris được ký kết, quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam thì Tổng Kho Long Bình được quân lực Việt Nam Cộng Hòa từng bước tiếp nhận và quản lý.

Khi về tay Việt Nam Cộng Hòa, lượng hàng hóa trong kho vẫn còn rất dồi dào và phong phú nên quân lực Việt Nam Cộng Hòa khá dồi dào về nhiên liệu và đạи dược.

Các tài liệu lưu trữ cho thấy: Tháng 2.1973, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã sử dụng 78.000 tấn вσм đạи – nghĩa là gần bằng những tháng cao điểm khi còn quân Mỹ. Trong cả năm 1973, Việt Nam Cộng Hòa sử dụng 326.000 tấn вσм đạи, nhiều nhất từ trước đến lúc ấy.

Cho dù hàng hóa trong kho rất dồi dào nhưng không phải vô tận, cùng với lượng viện trợ từ chính phủ Mỹ giảm dần từ 1,4 tỷ USD/ năm xuống 700 triệu, rồi 300 triệu USD/ năm, lượng hàng hóa viện trợ cũng giảm sút nhanh chóng.

Theo một cuốn hồi ký của TS Nguyễn Bá Cẩn – trợ lý thân cận của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì từ năm 1973 trở đi, lượng hàng hóa, vật tư trong Tổng Kho Long Bình chỉ đủ đảm bảo cho quân đội sử dụng trong 3 tháng thay vì 6 tháng như thiết kế ban đầu.

Mùa Xuân năm 1975, sau nhiều thất bại liên tiếp tại địa bàn Quân khu I và II, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ trương “trì hoãn cuộc chiến” cố giữ lấy quân khu IV và những vùng đất còn lại để tìm một giải pháp chính trị nên đã ra lệnh cho quân đội phân tán vật tư hàng hóa có trong Tổng Kho về địa bàn Quân Khu IV( Miền Tây Nam Bộ).

Một sĩ quan thuộc Quân Đoàn IV Việt Nam Cộng Hòa hồi tưởng: “Ngày 28.4.1975- Ban chỉ huy Trung đoàn đóng tại Trường Trung học Cần Giuộc. Phía trước là đồng ruộng, sau mùa gặt nên đất đã khô và trơ những gốc rạ. Tổng Kho Long Bình có lệnh phân tán quân trang quân dụng nên đã đưa xuống đây cả mấy chục chiếc GMC và xe JEEP các loại kèm theo một lệnh miệng: Mỗi xe chỉ có đầy bình xăng, sử dụng chiếc nào đến hết xăng là bỏ luôn. Vừa xe, vừa gạo và quân trang chất thành những đống cao giữa trời, trên những đám ruộng khô”.

Trước tình hình ấy, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, một phân đội đặc công của Quân Giải Phóng Miền Nam được giao nhiệm vụ tấn công Tổng Kho Long Bình và họ đã hoàn thành nhiệm vụ không gặp mấy khó khăn. Từ đó cho đến nay, tổng kho thuộc quyền kiểm soát của Quân Giải Phóng Miền Nam.