Vụ án được cho là “quân pháp bất vị thân” (pháp luật do nhà vua đặt ra không cho phép thiên vị bất kỳ ai, dù đó có là quan viên triều đình, là con cháu dòng dõi hoàng thất, thậm chí là vua…dù có phạm luật cũng sẽ bị trừng trị như thứ dân) ở Sài Gòn hơn 200 năm trước đã gây chấn động, bởi người bị xử chém chính là “cha vợ vua” – Ông Hoàng Công Lý giữ chức Phó Tổng Trấn Gia Định, một đại công thần, là thân sinh phụ thân của Huệ Phi (ái phi của vua Minh Mạng).
Theo lịch sử Việt Nam ghi nhận, Huỳnh Công Lý hay Hoàng Công Lý vốn là một võ tướng dưới quyền vua Gia Long và cũng là một đại công thần đã từng có nhiều công trạng hiển hách khi tự mình huy động 10 vạn người đào Kinh Tàu Hủ (thời điểm đó, con kênh này có tên là An Thông Hà) giúp Sài Gòn có thể kết nối được với các tỉnh ở miền Tây bằng con đường thủy một cách dễ dàng. Sau đó, con gái của ông lại được gả cho Hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng sau này), từ đây mà sự nghiệp của ông cũng ngày một thăng tiến.
Năm 1818, ông Lý lại được vua Gia Long bổ nhiệm làm Phó Tổng Trấn Gia Định, chỉ dưới quyền của Tả quân Lê Văn Duyệt (Lê Công). Hai năm sau, vua Gia Long qua đời, sau đó Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm nối ngôi đặt lên niên hiệu Minh Mạng, con gái của ông cũng trở thành ái phi của hoàng thường được phong làm Huệ Phi và quyền uy của ông cũng bắt đầu trở nên lớn mạnh.
Đến tháng 7 năm 1820, nước Chân Lạp xuất hiện một thầy tu tên Kế (sử Việt ghi nhận lại gọi ông là Sư Kế) đã vận động rất nhiều người dân bất mãn ở đó vùng dậy tràn vào Gia Định với mong muốn đánh chiếm. Nhiều tướng sĩ của nhà Nguyễn được cử ra dẹp loạn nhưng lại bất thành, chỉ khi ông Lý ra tay, đem quân đánh thì cuộc chiến mới giành được thắng lợi toàn diện, đồng thời còn giúp vua nước Chân Lạp đuổi đánh Sư Kế khắp nơi trốn chạy.
Tuy lập được nhiều chiến công lớn, nhưng Huỳnh Công Lý lại bị tố cáo là có hành vi tham nhũng sau ngay sau đó. Theo đơn khiếu kiện của một số quân lính được gửi về, ông Lý đã lợi dụng chức quyền của bản thân, cậy thế con gái là ái phi được hoàng thường trăm điều sủng ái nên mọi cách vơ vét tiền của dân chúng và quân lính. Theo sách Đại Nam thực lục ghi chép lại nói rằng Huỳnh Công Lý tham lam trái phép bị binh lính tố cáo tâu trình hơn 10 tội trạng. Vua Minh Mạng đã hạ lệnh cho Tả quân Lê Văn Duyệt thi lệnh điều tra và khi có kết quả Lê Công đã đem việc tâu lại cùng đức vua.
Thời điểm đó, vua Minh Mạng đã vô cùng tức giận mà quát lớn trước mặt bá quan văn võ triều thần rằng: “Không ngờ Công Lý quá đến thế, công trạng có gì bằng các khanh. Lý nhờ tiên đế cất nhắc, làm đến Phó Tổng trấn, lộc nước ơn vua, thực không phải bạc, thế mà lại bóc lột tiểu dân, làm con mọt nước.”. Sai khi tức giận, vua Minh Mạng đã cho các quan thân trong triều hội bàn xử lý tội trạng của Huỳnh Công Lý, đầu tiên là cho bắt giam vào ngục tối, sau đến là sai Bộ Hình Thiêm sự Nguyễn Đình Thịnh đến Gia Định điều tra làm rõ. Kết cuộc lại ngoài tầm kiểm soát của nhà vua, ngoài số tiền tham nhũng lên đến hơn ba vạn quan, thì lúc ông Lý làm quan tại Huế còn ra sức bắt lính xây dựng ba cửa hàng gạch ngói bên bờ sông Hương để tiện cho tư lợi cá nhân. Sự việc tỏ tường, triều thần luận tội, quy kết Huỳnh Công Lý vào tội chết không thể chối bàn
Văn án xử lý được chính vua Minh Mạng phê duyệt, đến giữa năm 1881, Huỳnh Công Lý bị đưa đến “đồng mồ mả” (nay thuộc khu vực vòng xoay Dân Chủ) hay còn gọi là đồng “Mả Ngụy” ở Sài Gòn. Còn về số tiền mà ông Lý đã tham ô trước đó được chi trả toàn bộ lại cho dân chúng và những quân lính từng bị bắt ép. Cửa hàng gạch ngói được xây dựng ngoài Huế trước đây thì vẫn được duy trì buôn bán để lấy tiền phụ giúp nuôi cấm binh. Con gái Huỳnh Công Lý trước là Huệ Phi, sau khi cha bị xử chết thì vua Minh Mạng cũng biếm nàng trở thành thứ dân, cắt hoàn toàn những bổng lộc từ triều đình.
Từ vụ việc này, vua Minh Mạng được dịp răn dạy lại tất cả triều thần và quan lại, từ nay về sau bất kể là quân lính trong hay ngoài đều có thể “chặn xa giá để tấu trình” nếu bắt gặp hành vi tham quan, ngược đãi chèn ép dân chúng, cậy quyền thế bức áp dân lành, khiến nơi nơi lầm than mà không thể nói nên câu. Chỉ cần trình tấu, nhà vua sẽ tìm ra căn nguyên để có biện pháp khắt khe trừng trị kẻ tham nhũng, lộng quyền.
Có khá nhiều giai thoại xoay quanh vụ án “rúng động” này bởi người bị xử án chính là cha vợ của vua. Người người đều truyền tai nhau trong dân gian rằng chính Tả quân Lê Văn Duyệt là người tử hình Huỳnh Công Lý, người ta lại bảo rằng vua Minh Mạng có ý bao che lỗi lầm của cha vợ nhưng cũng chẳng làm được gì khi trong tay Tả quân có thượng phương bảo kiếm, được phép “tiền trảm hậu tấu”.
Học giả Vương Hồng Sển có viết lại trong cuốn Sài Gòn năm xưa rằng: “Gần Tam Tông miếu, mấy năm về trước còn thấy một ngôi mộ xây ô dước to lớn, vì chòm ra lộ cái quá nhiều nên bị cải táng. Hỏi ra thì đó là mã Huỳnh Công Lý. Công Lý là quan to có con gái hầu đức Minh Mạng, được vua sủng ái nên cậy thế ỷ thần. Theo cụ Trương Vĩnh Ký chép lại, Lê tả quân mắc ra chầu vua ngoài Huế, Công Lý ở lại Sài Gòn có làm nhiều điều ngang dọc và dường như có xúc phạm đến một cô hầu của tả quân. Khi về quan lớn thương hay được cả giận bèn tâu tự sự lên vua Minh Mạng. Ông vua này có ý bênh vực cha vợ nên hạ chỉ giải Công Lý ra kinh đặng dễ bề tha tội. Tả quân biết trước, sẵn có trong tay thượng phương bảo kiếm được quyền” tiền trảm hậu tấu”, bèn chém đầu Huỳnh Công Lý, sai quân đóng thùng ướp muối, gửi thủ cấp về kinh, trên nắp thùng viết mấy chữ: “Phụng thừa thánh chỉ, xử trảm tội nhân”. Minh Mạng thấy sự đã rồi, trong lòng căm giận, nhưng không làm gì được Lê Công. Sau Bố chánh Bạch Xuân Nguyên đem chuyện này ra kết tội khi quân cho Lê Công và vu thêm nhiều tội lớn nữa…”.
Tuy nhiên, trong một bài viết của giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, ông đã bác bỏ lập luận cho rằng Lê Văn Duyệt (Lê Công) dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” xử lý Huỳnh Công Lý: “Đọc lại các tài liệu chính sử của triều đình, chúng tôi không thấy nói đến chuyện này…mà chỉ thấy Lê Văn Duyệt là người thi hành pháp luật rất nghiêm minh, và làm đúng thủ tục tố tụng…Những chuyện “bên lề” về vụ án Huỳnh Công Lý, cố ý làm cho dư luận hiểu sai lệch về Tả quân Lê Văn Duyệt….đều không có bằng chứng xác đáng và không đúng sự thật.”.
Và trong “Ngự chế văn (Dụ văn)” do dịch giả Trần Văn Quyền dịch, chúng ta lại thấy có một đoạn sau đây cho thấy vua Minh Mạng không hề có ý bao che hay cố ý xử nhẹ tội cho cha vợ của mình: “Trước đây, Hoàng Công Lý là Thị trung tả thống chế, đã không làm rõ được ý trẫm là yêu thương binh lính. Trái lại còn lạm dụng làm giàu cho mình, làm hại người khác, sai riêng cấm binh mở ba cửa hàng gạch ngói mưu lợi riêng. Tất cả gỗ đá, gạch ngói đều cho chở về xây dựng nhưng chưa bị phát giác. Đến khi y trở lại nhậm chức Phó Tổng Trấn Gia Định, lòng tham lại càng quá đáng. Nay bị binh lính, dân chúng, thợ thuyền Gia Định tố giác. Quan Tổng trấn ở đó đã tra xét rõ ràng và tấu trình. Trẫm nghĩ phạm nhân cũng là viên quan lớn ngoài biên nên giáng chỉ cho đình thần họp bàn định tội và phúc tấu. Nay đã trình lên và đều nói tội ác của Hoàng Công Lý chồng chất quá nhiều, xin chém theo luật cho mọi người biết và để răn đe sau này….Từ nay về sau bất kể quân lính trong ngoài, gặp phải các viên biền tham lam ngược đãi như vậy mà vướng chỗ quyền thế không nói ra được thì cho phép tâu trình, trẫm sẽ tìm ra căn nguyên trị tội kẻ tham nhũng. Hãy kính theo Dụ này…Ngày 14 tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 2 (1821).