Lý do gì khiến Vua Bảo Đại bãi bỏ hoàn toàn chế độ “thái giám trong cung” của triều Nguyễn

Đăng ngày 29/08/2024

Chế độ “thái giám trong cung” là một điều cực kỳ vô nhân đạo. Khi mà đàn ông trước khi vào cung bắt buộc phải “tịnh thân”. “Tịnh thân” gọi nôm na là thiến, cắt bỏ hoàn toàn dương vật, bìu và tinh hoàn của một người đàn ông khiến họ không có khả năng duy trì nòi giống. Nguyên nhân của việc này là vì khi xưa, hoàng đế có đến 3000 giai nhân, vì không muốn để bất cứ một người đàn ông nào được phép tằng tịu với người phụ nữ của mình nên vua mới đưa ra lệnh tịnh thân ghê rợn ấy.Thái giám trong cung triều Nguyễn và những bí mật đầy bất ngờ

Bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Đông thời phong kiến xa xưa nên các vua triều Nguyễn vẫn giữ nguyên việc tuyển chọn thái giám để đưa họ vào trong cung hầu hạ cho vua. Triều đại nhà Nguyễn từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vẫn luôn duy trì chế độ đáng sợ đó.

Thái giám có hai hệ, một là hệ “giám sinh”, hai là “giám lặt”. Giám sinh nghĩa là người con trai khi vừa sinh ra đã có khiếm khuyết về bộ phận sinh dục, bị coi là “ái nam ái nữ” hoặc “lại cái”. Những người như vậy không có ham muốn tình dục và cũng không có khả năng quan hệ tình dục với người khác giới. Vậy nên theo quy định xưa, khi gia đình nào có con như vậy sẽ phải báo với quan trong làng để quan báo lại với các quan trên, đến quan bộ Lễ trong triều đình thì sẽ được lưu lại trong danh sách cho đến khi đứa trẻ ấy cai sữa (có tài liệu ghi là 10 đến 11 tuổi). Sau đó đứa trẻ sẽ được đưa vào cung để nuôi nấng và học các lễ nghi trong cung. Khi đến tuổi trưởng thành, bộ Lễ sẽ đưa những đứa trẻ ấy vào nội cung để làm thái giám và phục vụ các việc trong cung. Những đứa trẻ thuộc hệ “giám sinh” được người dân gọi là ông Bộ, nhất là người dân vùng Trung Bộ. Bởi vì làng nào mà có gia đình có con là giám sinh thì cả làng sẽ được miễn thuế trong vòng 3 năm. Đến cả anh chị em trong nhà cũng được đặc ân lớn. Vậy nên mới có câu chuyện ngày nay khi các bà, các mẹ đi chợ, những người buôn bán chèo kéo họ mua đồ thưởng bảo rằng: “Ăn cái này (đồ mắc tiền) để đẻ ông Bộ cho làng nhờ”. Hoặc các lễ hội được tổ chức, dân chúng kết thành đội tham gia, đội nào chiến thắng thì mọi người thường nói vui là “vui như làng đẻ được ông Bộ”.VỀ NGUỒN !: Những điều cần biết về thái giám trong cung triều Nguyễn

Còn thái giám hệ “giám lặt” nghĩa là đứa trẻ đã được thiến từ khi còn bé rồi mới đưa vào cung nuôi dưỡng. Khi thiến, bụng và đùi của đứa trẻ sẽ được buộc chặt lại vào một cái bàn cao hơn đầu. Bộ phận cần thiến sẽ được sát trùng bằng nước hồ tiêu. Sau đó người ta sẽ cho đứa trẻ đó uống một thứ thuốc gây mê được bào chế từ thuốc Bắc rồi tịnh sư (thờ hoạn) – người làm hành động loại bỏ dương vật, bìu và tinh hoàn sẽ hỏi “Có bằng lòng thiến không?”. Khi đứa trẻ bảo có, tịnh sư sẽ làm nhiệm vụ rồi đặt ống thông hơi vào chỗ tiểu tiện. 100 ngày sau khi thiến, vết thương sẽ lành, đứa trẻ đó sẽ bị rụng râu, rụng lông, đổi giọng. Bộ phận sinh dục sẽ được sao tẩm (tẩm rượu hoặc một chất gì đó cho khô) rồi cất giữ. Khi thái giám được thăng chức thì sẽ lấy “thứ đó” ra làm chứng, sau khi chết sẽ được chôn chung với “bảo vật” của mình. Thái giám có một công việc nặng nề và đặc biệt là sắp xếp lịch thị tẩm cho vua.

Chính sự đáng sợ và vô nhân tính ấy nên sau khi lên ngôi, vua Bảo Đại lập tức xóa bỏ hình thức này. Với lại ngay sau khi kết hôn cùng với Nam Phương hoàng hậu, trong cung của vua Bảo Đại chỉ có duy nhất một mình bà, không có thêm bất kì phụ nữ nào trong cung nên cũng chẳng cần lo lắng cho chuyện cần người “xếp lịch thị tẩm”.

Nam Phương hoàng hậu là người có quốc tịch Pháp và tên tiếng Pháp là Jeanne Mariette Thérèse, tên tiếng Việt của bà là Nguyễn Hữu Thị Lan, con của một người giàu có bậc nhất tại miền Nam Việt Nam. Bà là người khiến vua Bảo Đại mê đắm, ông nhất định phải cưới cho bằng được nàng mặc cho cuộc hôn nhân của Từ Cung thái hậu đã sắp xếp, an bài, ông cũng một mực từ chối. Bà cũng là người được phong làm Hoàng hậu chánh cung ngay khi vừa kết hôn, trong khi 13 vị vua triều Nguyễn chỉ có 2 trường hợp hoàng hậu được phong tước khi còn sống. Thêm nữa là bà có điều kiện là phải giữ được đạo công giáo và các đứa con sau này phải được rửa tội theo luật Công giáo.Từ Hiếu, nẻo về an yên của Thái Giám triều Nguyễn - Slow Travel Hue

Chính vì sự tân tiến trong lối suy nghĩ cùng sự mạnh mẽ trong hành động nên Nam Phương Hoàng hậu đã giúp vua Bảo Đại rất nhiều trong việc ngoại giao, tiếp quốc khách, và làm việc với Pháp. Bà khác với các hoàng hậu thời phong kiến xưa chỉ được ở trong hậu cung, còn Nam Phương Hoàng hậu giải quyết luôn cả chuyện ngoại giao của đất nước.

Kể từ khi kết hôn cùng với Nam Phương hoàng hậu, vua Bảo Đại chỉ có một mình bà danh chính ngôn thuận bước chân vào triều đình Huế, còn việc Bảo Đại có tình nhân bên ngoài thì chưa có một nhân tình nào được quyền bước chân vô đây.

Sau này kể cả “thứ phi Bùi Mộng Điệp” đã có con với vua Bảo Đại cũng chỉ coi là người tình chứ không hề có danh phận. Tên gọi “thứ phi” cũng chỉ là do người đời đặt để bà có thân phận.

Khi ông và Nam Phương hoàng hậu không còn chung sống với nhau, mỗi người một nơi. Vua Bảo Đại đã kết hôn với bà Monique Baudot ở Pháp, được luật pháp nước Pháp công nhận là vợ duy nhất của vua Bảo đại vì có giấy đăng ký kết hôn, còn Nam Phương Hoàng hậu tuy được triều đình nhà Nguyễn đứng ra cưới cho vua Bảo Đại nhưng lại không có giấy kết hôn. Vả lại việc vua Bảo Đại kết hôn với bà Monique Baudot thì đó cũng là khi vua Bảo Đại ở bên Pháp, mà ở bên Pháp thì không cần đến thái giám làm gì.

Chính những lý do trên nên khi vừa lên ngôi, vua Bảo Đại đã bãi bỏ hoàn toàn “chế độ thái giám trong cung” của triều Nguyễn. Phải nói rằng, quyết định này của ông là một điều vô cùng chính xác.