Nhạc khúc “Cho Lần Cuối”

Đăng ngày 25/08/2024

Trong những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam, vẫn có một đôi vợ chồng nghệ sĩ vẫn sáng tác và hát lên những ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi lại rất triết lí, các sáng tác của họ được đông đảo giới trẻ đón nhận rất nồng nghiệt, đó là nhạc sĩ với bút danh Lê Uyên Phương. Đây là bút danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập và ca sĩ Lê uyên – Lâm Phúc Anh.

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương(1941-1999) là một trong các nhạc sĩ lớn của dòng âm nhạc tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam trước 1975. Ông tên thật là Lê Minh Lập, sinh ra tại Đà Lạt, nhưng do thất lạc giấy tờ trong chiến tranh, trong hai lần được làm lại giấy khai sinh tên của ông đều bị nhầm lẫn thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Từ đó ông vẫn giữ cái tên Lê Văn Lộc. Bút danh Lê Uyên Phương được ông ghép từ họ của mình là Lê, chữ Phương trong tên mẹ của ông cùng với chữ Uyên – tên người bạn gái đầu tiên. Lê Uyên Phương từng là thầy giáo dạy Triết học ở trường Tây – Virgo Maria, sau đó ông gặp và yêu cô học trò Lâm Phúc Anh. Vượt qua rất nhiều khó khăn thì năm 1968 hai người đã kết hôn cùng nhau. Họ trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng. Vì Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên đã lấy nghệ danh Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương.

Sheet nhạc Cho lần cuối PDF, Lời & hợp âm | Nhạc Nhẽo

Hầu hết các sáng tác của Lê Uyên Phương là viết về cuộc tình của chính họ, viết về những trắc trở, lo lắng cho cuộc sống của hai người. Tình ca lãng mạn là chất liệu chính trong dòng nhạc của ông. Những bài hát của ông chủ yêu về những mẫu chuyện nhỏ trong cuộc sống gia đình của hai vợ chồng. Tiêu biểu phải kể đến các nhạc khúc sau: Chiều phi thường, Vũng lầy của chúng ta, Lời gọi chân mây, Đưa người tuyệt vọng,…Các sáng tác của Lê Uyên Phương có ảnh hưởng phương Tây nên những áng tình ca ấy luôn phiêu đãng, nồng nàn, tha thiết nhưng không kém phần nức nở, đớn đau. Và nhạc khúc “Cho lần cuối” là một trong số những ca khúc mang nỗi buồn dai dẳng và đầy ám ảnh của Lê Uyên Phương.

Giờ này còn gần nhau, gần thắm thiết trong mối sầu

Gần bối rối biên giới từ lòng đau.

Giờ này còn cầm tay, cầm chắc mối duyên bẽ bàng

Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng

Cầm giá buốt thương đau, ngày mai ta không còn thấy nhau.

Karaoke Cho Lần Cuối (Lê Uyên Phương)

Mở đầu nhạc khúc là khung cảnh đầy đớn đau của đôi tình nhân trong lần cuối còn gặp gỡ, những giây phút sau cùng “còn gần nhau”, “còn cầm tay nhau” trước khi chia xa mỗi người một phương. “Giờ này còn gần nhau, gần thắm thiết trong mối sầu”, ta gần nhau, nhưng không còn là như xưa, không còn những ái ân thương yêu mỗi khi cùng nhau gần kề, giờ đây khi những phút giây còn lại trước ngày chia xa nhau, ta gần nhau nhưng lại “thắm thiết” và ưu tư trong vạn nỗi sầu đau của chia cách. Ta bối rối trước “biên giới từ lòng đau”, “biên giới” được xem như vạch ngăn cách giữa vật, ở đây Lê Uyên Phương của dùng “biên giới” nhưng với một định nghĩa là ngăn cách của tình yêu và nỗi đau, đứng trước “biên giới” của giờ phút chia xa ta bối rối nghe lòng đau chỉ biết cầm chặt đôi tay nhau như “cầm chắc mối duyên bẽ bàng”. Tình yêu đôi ta cứ ngỡ là tình yêu “thiên trường địa cửu” mãi không xa rời, ta nâng niu và cầm chắc trong đôi tay nhưng nào ngờ duyên phận trái ngang, tình yêu cũng bẽ bàng bay xa, nay ta chỉ có thể “cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng/ Cầm giá buốt thương đau, ngày mai ta không còn thấy nhau”. Không thể níu giữ được tình yêu, thứ họ có thể giữ lại chỉ là những ký ức về nhau, giây phút cuối ngắm nhìn nhau, ta như thấy được ánh mắt đôi môi người cũng ngỡ ngàng đau xót và buốt giá thương đau như chính ta.

Bàn tay năm ngón suông đem vào nhau hẹn sau.

Bàn tay năm ngón suông đem vào nhau mộng mau

Ngoài trời mưa, mưa hoài, gió mưa nặng nề

Người ngồi nghe xa cách đá xanh ơi mỏi mòn

Lần sau cuối được ở bên nhau, “bàn tay năm ngón suông đem vào nhau hẹn sau/ Bàn tay năm ngón suông đem vào nhau mộng mau”, ta đan tay nắm chặt lấy nhau mà nghe tim buốt giá, phải chăng “ngoài trời mưa, mưa hoài, gió mưa nặng nề”, khiến ta giá lạnh. Hay do “người ngồi nghe xa cách đá xanh ơi mỏi mòn”, hay giá lạnh bởi sự sắp đặt ngang trái của duyên phận, ta buốt giá con tim vì yêu mà phải chia xa. Giây phút xa cách đến đá xanh cũng thấy mỏi mòn và đau đớn, riêng gì ta, khi những trái tim từng ấm nồng tình yêu nay lại phải chịu buốt giá tái tê của ngày chia lìa.

Loi bai hat Cho Lan Cuoi (Le Uyen Phuong) [co nhac nghe]

Lệ ngập ngừng bờ mi, giọt nước mắt lăn nỗi buồn

Giọt nước mắt xa cách vời vợi trông

Giờ này còn nhìn nhau, nhìn đắm đuối như suối bền

Nhìn suốt kiếp như chết mòn, nhìn hấp hối thương đau

Ngày mai ta không còn thấy nhau.

iọt lệ “ngập ngừng bờ mi” “giọt nước mắt lăn nỗi buồn”, nước mắt em tuôn rơi là giọt nước mắt cho “xa cách vời vợi trông”. Mắt em lăn dài giọt lệ, giọt nước lăn dài trên má, lăn theo những nỗi buồn của lòng em, giọt nước mắt rơi trong đêm mưa lạnh lẽo ấy, nước mắt em rơi mà anh nghe lòng mình nhói đau. “Giowf này còn nhìn nhau, nhìn đắm đuối như suối bền/ Nhìn suốt kiếp như chết mòn, nhìn hấp hối thương đau”. Lần cuối ta được ngắm nhìn nhau, anh muốn nhìn ngắm mãi hình bóng em, muốn khắc sâu gương mặt người anh yêu vào tận tâm can nỗi lồng, để hình bóng em mãi trong tim như “suối bền” không bao giờ phai. Anh muốn nhìn em đến suốt kiếp này, nhìn như “chết mòn”, nhưng rồi anh lại chỉ có thể nhìn em trong ánh nhìn “hấp hối thương đau”. Ta nhìn nhau trong ánh mắt yêu thương ngập lối, nhìn nhau trong tình nồng không phai nhưng ngày mai chia cách rồi, ta nhìn nhau trong ánh mắt đớn đau và vùng vẫn lúc hấp hối của một tình yêu tan vỡ , “ngày mai ta không còn thấy nhau”.

“Cho lần cuối” , nhạc khúc khép lại với ánh mắt đau thương của ngày bên nhau cuối cùng, cái nhìn “hấp hối thương đau” như một nỗi ám ảnh về sự đau đớn của chia ly, nhạc khúc nhẹ nhàng da diết nhưng lại lan tỏa và phiêu đãng trong không gian một nỗi đau như vô tận. Lê Uyên Phương đã khéo léo và tài hoa trong cách dùng lời từ của mình, những câu từ gây đớn đau như “chết mòn”, “nhìn đắm đuối”,  “nhìn hấp hối thương đau”, như một bức tranh sống động về ánh nhìn đau thương của tình yêu tan vỡ. Người nghe cảm nhận được như chính  mình trải nghiệm, chính mình trải qua nỗi đớn đau vì chia cách ấy. Lời ca mộc mạc, giản đơn nhưng đầy bi thương và ám ảnh phiêu đãng trong giai điệu thiết tha đã làm nên thành công của nhạc khúc “Cho lần cuối”.

Giờ này còn gần nhau, gần thắm thiết trong mối sầu

Gần bối rối biên giới từ lòng đau.
Giờ này còn cầm tay, cầm chắc mối duyên bàng
Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng
Cầm giá buốt thương đau, ngày mai ta không còn thấy nhau.

Bàn tay năm ngón suông đem vào nhau hẹn sau.
Bàn tay năm ngón suông đem vào nhau mộng mau
Ngoài trời mưa, mưa hoài, gió mưa nặng nề
Người ngồi nghe xa cách đá xanh ơi mỏi mòn

Lệ ngập ngừng bờ mi, giọt nước mắt lăn nỗi buồn
Giọt nước mắt xa cách vời vợi trông
Giờ này còn nhìn nhau, nhìn đắm đuối như suối bền
Nhìn suốt kiếp như chết mòn, nhìn hấp hối thương đau
Ngày mai ta không còn thấy nhau.