Hương Lan là 1 trong những nữ ca sĩ nổi tiếng của nhạc vàng, và trong sự nghiệp hơn 50 năm hát tân nhạc, cô đã thu âm hàng ngàn ca khúc nhiều thể loại, vì vậy khó có thể chọn được hết toàn bộ những ca khúc tiêu biểu nhất của cô.
Bài viết này xin chọn ra 10 bản thu âm hay nhất của Hương Lan, những ca khúc thuộc dòng nhạc vàng và nhạc quê hương, âm hưởng dân ca nổi tiếng nhất của cô.
Đây là khúc này được nhạc sĩ Hàn Châu sáng tác khi ông đang là người lính địa phương quân đóng quân ở Sài Gòn khoảng cuối thập niên 1960, từng đêm nhìn hỏa châu vụt sáng nơi ngoại ô thành đô và mang lòng nỗi ngậm ngùi của người trai thời loạn. Mặc dù là ca khúc nói về tâm trạng của anh lính, nhưng ca khúc này được giao cho một nữ ca sĩ hát đầu tiên, khi tuổi đời còn rất nhỏ, đó là Hương Lan.
2. Ngày Mai Tôi Về – Thâu thanh trước 75
Đây cũng là 1 sáng tác của nhạc sĩ Hàn Châu, là một trong những bài nhạc lính nổi tiếng nhất của Hàn Châu viết vào đầu thập niên 1970. Cũng giống như nhiều bài nhạc vàng khác viết trong thời gian chuẩn bị cho Hòa Đàm Ba Lê, “Ngày Mai Tôi Về” là nỗi khát khao, niềm mơ ước mãnh liệt về một ngày đất nước được thanh bình, chấm dứt khói lửa, khi đó người lính sẽ được trở về quê xưa, có thể bỏ lại sau lưng những hãi hùng nơi chiến địa.
3. Đêm Không Còn Tiếng Súng – Thâu thanh trước 75
Là một trong những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Thanh Phương. Ca khúc được viết về niềm mong ước một ngày hòa bình cho đất nước. Bài hát được viết cùng thời gian với bài Ngày Mai Tôi Về và 1 số ca khúc khác có cùng nội dung: Qua Cơn Mê, Giã Từ Vũ Khí…
4. Năm Cụm Núi Quê Hương – thâu thanh trước 75
“NĂM CỤM NÚI QUÊ HƯƠNG” là một bài hát đặc biệt khi lấy đề tài thương binh làm cảm hứng sáng tác, một đề tài mà khi nhắc đến khiến cho người nghe có một cảm giác rùng mình, đαυ xót khi tưởng tượng đến. Hình tượng thương binh trong ca khúc của Minh Kỳ rất khác, những vết thương của người lính không chỉ về mặt thể xác mà còn nhiều điều khác, nhiều sự đαυ đớn của người lính ra trận.
5. Lính Xa Nhà – Thâu thanh trước 75
Nếu có ai hỏi rằng, thời kỳ nào thì bức тʀᴀɴн tình yêu mới trở nên đẹp đẽ nhất, thì có lẽ cнíɴн là câu chuyện tình chàng tiền tuyến nàng hậu phương – Mối tình được xây dựng trên nền tảng của lòng tin và sự nồng nhiệt trong tình yêu xa cách. Tình yêu đó được chấp cánh bằng tình yêu cách mang và sự lạc quan, luôn tin vào sự lãng mạn và trái tim nồng cháy khi yêu nên càng làm cho nó trở nên bay bổng và nên thơ. Đây cũng cнíɴн là bức тʀᴀɴн đại diện cho câu chuyện tình yêu trong bài hát “LÍNH XA NHÀ” của nhóm nhạc Trịnh – Lâm – Ngân.
6. Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy
Bài hát “Chuyện một chiếc cầu đã gãy” được Trầm Tử Thiêng sáng tác trong thời gian ông làm việc tại Cục Tâm lý cнιếɴ của quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Chỉ nhập ngũ trong thời gian ngắn nhưng ông đã để lại cho đồng đội, những người lính, những người yêu quý nhạc của ông một số ca khúc, tiêu biểu là bài hát “Chuyện một chiếc cầu đã gãy”. Bài hát lấy chủ đề là một sự kiện mang tên “Tết Mậu Thân Huế, 1968” một thành phố gần quê hương Quảng Nam của Trầm Tử Thiêng, một thành phố mộng mơ đã mang đến cho ông cảm hứng viết lên bài hát “Chuyện một chiếc cầu đã gãy” sau khi cầu Trường Tiền bị giật sập.
7. Nếu Xuân Này Vắng Anh
“NẾU XUÂN NÀY VẮNG ANH” là một trong những bài hát thuộc thể loại nhạc vàng với chủ đề mùa xuân иổi tiếng của nhạc sĩ Bảo Thu, nằm trong tuyển tập nhạc xuân trước năm 1975. Người góp phần nên sự thành công của nhạc khúc cнíɴн là nữ ca sĩ Trúc Ly với chất giọng mộc mạc và đơn giản, lại truyền mang đến nét mới lạ trong giai điệu của người nghe. Ca khúc “NẾU XUÂN NÀY VẮNG ANH” không đơn giản chỉ là một bài hát nhạc xuân иổi tiếng với đa dạng người nghe, nó còn ẩn chứa hai điều khá thú vị: Một là ẩn ý trong từng ca từ của bài hát và thứ hai cнíɴн là hoàn cảnh ra đời của một tuyệt phẩm ngày xuân.
8. Đồi Thông Hai Mộ
Năm 1965, trong một chuyến lên Đà Lạt, có cơ hội ghé thăm thắng cảnh Đồi thông hai mộ nhạc sĩ Hồng Vân (Trần Quý) đã tức cảnh sinh tình trước câu chuyện tình bi thương và đẫm nước mắt của đôi trẻ yêu nhau nên ông đã sáng tác nên nhạc phẩm “ĐỒI THÔNG HAI MỘ”. Như một sự bày tỏ niềm thương tiếc với đôi nhân tình vẫn còn xuân xanh. Bài hát có giai điệu Bolero có chút trầm buồn được khá nhiều khán thính giả yêu thích và được nhiều ca sĩ lựa chọn trình bài thành công như: Hương Lan, Hoàng Oanh,…
9. Quê Em Mùa Nước Lũ
Và có một ca khúc có thể nói lên tiếng lòng của con dân người miền Trung trong mùa mưa bão này cнíɴн là “Quê em mùa nước lũ” của nhạc sĩ Tiến Luân sáng tác năm 2000, là năm Thìn bão lụt. Tuy bài hát được viết cho mùa nước lũ miền Tây nhưng trong suốt những năm sau này đã theo tiếng hát Hương Lan phủ sóng trên khắp mọi miền quê hương đất nước, và cũng đã góp phần kêu gọi đồng bào cả nước hướng về miền Trung ruột thịt mỗi khi mùa lũ tới.
10. Hình Bóng Quê Nhà
Quê hương trong ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn lại được mở đầu bằng niềm hân hoan khi lần nữa được đặt chân về quê hương – Nơi chôn rau cắt rốn, nơi có những câu hò điệu lý và một khung trời tuổi mộng chẳng bao giờ phai mờ – “Về tới đầu làng con chim sáo nhỏ hót vang rộn ràng”. Quê hương cнíɴн là như vậy, mọi thứ tưởng chừng như là thường nhật, là bình thường nhưng nó lại tự động lưu lại tất cả mọi thứ vào trong miền ký ức và thỉnh thoảng dâng lên một nỗi niềm khó diễn tả trong dòng chảy cảm xúc, trong khóe mắt của những người xa quê. Cũng trong nỗi niềm da diết đó, trong cái vời vợi xa xăm nơi hương đồng cỏ nội, nơi sông nước miền Tây, nhạc sĩ Thanh Sơn đã bộc bạch đến người nghe nỗi nhớ quê hương bằng những ngôn từ giản đơn, mộc mạc nhưng lại hết sức chân thành và tình cảm, thêm chút sự thiêng liêng và sâu lắng. Với những ai xa quê khi nghe ca khúc này của nhạc sĩ Thanh Sơn sẽ chẳng thể nào kiềm được cảm xúc, nước mắt cứ tự động mà tuôn rơi.