Nghệ sĩ Xuân Lan lưu giữ tâm tư của loạt nghệ sĩ gạo cội như Thanh Nga, Mộng Tuyền, Mỹ Châu… để nhớ về thời hoàng kim của cải lương.
Nghệ sĩ Xuân Lan vừa công bố cuốn lưu bút với dòng tự sự của gần 100 giọng ca cải lương Nam bộ nổi danh từ thập niên 1960, 1970. Từng tham gia nhiều đoàn hát như Quốc Hương, Việt Nam…, bà là đồng nghiệp thân thiết của các nghệ sĩ Thanh Nga, Trang Bích Liễu… Thủ bút của cố NSƯT Thanh Nga (ảnh) là một trong những kỷ vật bà trân quý nhất.
Thời điểm xin chữ ký và tấm ảnh của Thanh Nga, Xuân Lan chưa về đoàn Thanh Minh, mà chỉ theo dõi Thanh Nga như một nghệ sĩ tài danh bậc nhất đương thời. Sau này, khi đã thân thiết, có những đêm diễn xong, Thanh Nga bắt Xuân Lan ngủ lại đoàn vì sợ đàn em về nhà đường sá xa xôi… Khi Thanh Nga qua đời năm 1978, Xuân Lan được thừa hưởng nhiều kỷ vật quý giá của cố nghệ sĩ như trâm cài, lược…
Cải Lương Xưa BÊN CẦU DỆT LỤA – Thanh Sang , Thanh Nga, Bảo Quốc, Hùng Minh
Hơn 40 năm, có những dòng bút tích đã phai nhòa. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh – người giới thiệu cuốn lưu bút – cho biết khi đem sao chụp làm triển lãm, anh giữ khư khư “như ôm mấy cây vàng” vì biết độ quý hiếm của cuốn sổ.
Trong ảnh là nghệ sĩ Trang Bích Liễu – cô đào có tiếng ở các gánh hát Hoa Sen, Thúy Nga, Dạ Lý Hương… Bà còn được biết đến với chuyện tình thủy chung cùng nghệ sĩ cải lương Thanh Tú.
Hơn 40 năm, có những dòng bút tích đã phai nhòa. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh – người giới thiệu cuốn lưu bút – cho biết khi đem sao chụp làm triển lãm, anh giữ khư khư “như ôm mấy cây vàng” vì biết độ quý hiếm của cuốn sổ.
Trong ảnh là nghệ sĩ Trang Bích Liễu – cô đào có tiếng ở các gánh hát Hoa Sen, Thúy Nga, Dạ Lý Hương… Bà còn được biết đến với chuyện tình thủy chung cùng nghệ sĩ cải lương Thanh Tú.
“Hoa khôi cải lương” Mộng Tuyền làm thơ gửi tặng đàn em trong phút chia tay. Mộng Tuyền là giọng ca tân cổ giao duyên ăn khách bậc nhất của làng đĩa nhựa Sài Gòn năm 1967-1968, trở thành ngôi sao điện ảnh ở giai đoạn đầu thập niên 1970Nghệ sĩ Ngọc Bích là đồng nghiệp của Xuân Lan trong đoàn Hương Dạ Thảo. Bà sinh năm 1947, nổi tiếng với vở “Bạo chúa Tần Thủy Hoàng” và là con gái nuôi của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn. Bà đoạt giải Thanh Tâm năm 1967, cùng năm với NSND Ngọc Giàu.
Nghệ sĩ Hương Dạ Thủy sinh hoạt chung với Xuân Lan trong đoàn Quốc Hương. Bà là con của cố danh hài Văn Chung và cố nghệ sĩ Thanh Hương.
Nghệ sĩ Diệu Nga là bông hoa tài sắc vẹn toàn của làng cải lương thập niên 1960. Bà hát lẫn diễn đều xuất chúng, từng đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ năm 1964.
Nghệ sĩ Mỹ Châu nhắn nhủ Xuân Lan hãy luôn giữ tình bạn vững bền. Mỹ Châu là ngôi sao của thế hệ vàng cải lương Việt Nam, cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu… Với chất giọng trầm đặc biệt, tên Mỹ Châu được dùng để đặt cho một dây đàn cổ.
Nghệ sĩ Kim Hương được nhớ đến với vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng. Bà từng hát trong đoàn Thanh Minh, thành công rực rỡ qua vai nàng Tía trong tuồng “Tiếng Trống Mê Linh” và vai Tiểu Loan trong tuồng “Bên cầu dệt lụa”. Sau này, bà nghỉ hát, chuyển sang quản lý trong lĩnh vực múa rối nước.
Hơn 40 năm, không ít nghệ sĩ từng lưu bút trong cuốn sổ đã qua đời. Khi nghệ sĩ Ngân Hà (ảnh) qua đời năm 2003, Xuân Lan cắt một mẩu tin trên báo giấy về bà và dán một cách trân trọng bên dòng chữ của người quá cố. Trước năm 1975, Ngân Hà là giọng ca nổi tiếng trên sân khấu Phước Chung, Thanh Nga…, từng ghi dấu với các tuồng “Tấm Cám”, “Trọng Thủy – Mỵ Châu”, “Huyền Trân công chúa”…
Nghệ sĩ Xuân Lan quê ở Trà Vinh, được cha gieo đam mê cải lương từ nhỏ bằng cách dẫn con đi nghe Út Trà Ôn, Hoàng Giang… hát. Năm 1964, bà thi Khôi nguyên vọng cổ và về nhì, sau nghệ sĩ Diệu Nga. Sau này, gánh hát Hoa Lan của Xuân Lan và chồng – nghệ sĩ Tấn An – tan rã, bà chuyển sang nghề buôn bán.
Theo VnExpress