Trở về những tháng ngày cũ của thập niên 1920, ngắm nhìn Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định

Đăng ngày 07/09/2024

Những con đường cũ, những kiến trúc xưa,…đều là những hình ảnh tư liệu gợi nhớ về một Gia Định của những năm thập niên 1920.

Gia Định vốn là một tỉnh lỵ cũ của miền Nam Việt Nam, khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 thì thuộc địa phận nước Phù Nam, sau đó lại thuộc về vương quốc Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Tuy nhiên lại “thuộc” một cách lỏng lẻo bởi dân chúng ở đây sống tự trị và lẻ tẻ chứ chưa hợp thành đơn vị hành chính thuộc triều đình. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa.

Sài Gòn - Dáng chợ năm xưa

 

 

Sau khi thực dân Pháp chiếm lấy tỉnh Gia Định thời Nguyễn, lần lượt họ đã chia cắt ra làm 6 tỉnh là: Gia Định, Chợ Lớn (lập năm 1876), Tân An (lập năm 1854), Tây Ninh (lập năm 1900), Gò Công (lập năm 1900) và Tân Bình (lập năm 1944). Năm 1956, tỉnh Chợ Lớn sáp nhập với tỉnh Tân An thành tỉnh Long An, tỉnh Gò Công sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho thành tỉnh Định Tường…..

Sài Gòn - Dáng chợ năm xưa

 

 

Năm 1956, dưới thời VNCH, Gia Định là một trong 22 tỉnh của Nam phần (tức Nam Kỳ lục tỉnh), không kể Đô thành Sài Gòn. Đến năm 1957, tỉnh Gia Định gồm có 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh. Năm 1970 thì có thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ.

Dinh Gia Long ở Sài Gòn thập niên 1920. Được xây dựng với mục đích làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ, tòa nhà được khởi công vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *